Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Từng đường nét của thổ cẩm trên trang phục tượng trưng cho vẻ đẹp độc đáo và thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc . Tại TP. Kon Tum, nhờ sự hỗ trợ, đầu tư của các cấp chính quyền và sự nỗ lực bảo tồn của những người phụ nữ Ba Na mà nghề dệt vẫn được giữ gìn và phát huy trong các làng đồng bào DTTS.
Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.
Bằng sự đam mê, sáng tạo, 2 em học sinh A Minh Khiêm và A Trường, lớp 8, Trường phổ thông DTBT THCS Ngô Quyền xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã sáng chế ra “Máy thái và trộn thức ăn trong chăn nuôi” nhằm giảm bớt thời gian và sự vất vả cho người nông dân.
Ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), già A Ren (SN 1955) được xem là truyền nhân cuối cùng trong lĩnh vực tạc tượng gỗ của người Rơ Măm, một trong 16 dân tộc rất ít người của cả nước.
Tin tức -
C.Nguyên -
10:19, 02/06/2020 Đảng bộ huyện Ia H’Drai (Kon Tum) vừa tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là Đại hội điểm cấp huyện của tỉnh Kon Tum.
Cụ Lưu Bình, ở Tổ dân phố 1, Phường Quyết Thắng, TP. Kon Tum (Kon Tum) năm nay đã 90 tuổi, nhưng hằng ngày vẫn đạp xe đến các đường làng, ngõ phố bán từng gói đậu phộng (lạc). Số tiền kiếm được ông đã giúp đỡ hàng trăm người nghèo vượt qua khó khăn.
Phóng sự -
Thùy Dung - Lê Hường -
11:10, 06/03/2020 Gần 10 năm lênh đênh sông nước, sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, người dân làng chài dọc lòng hồ thủy điện Sê San 4 được chính quyền đưa lên bờ, cấp đất ở, hỗ trợ dựng nhà và cấp hộ khẩu. “An cư lạc nghiệp”, có nơi ở ổn định tập trung phát triển kinh tế, đời sống của người dân làng chài ngày càng khởi sắc.
Tin tức -
Thùy Dung -
18:34, 05/03/2020 Ngày 5/3, Đảng ủy xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020- 2025. Đảng bộ xã Hà Mòn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn tổ chức Đại hội điểm Đảng bộ cấp cơ sở trước khi triển khai ra diện rộng.
Xã hội -
Thùy Dung - Lê Hường -
14:04, 29/01/2020 Trong tiết trời se lạnh của mùa Xuân, hoa dã quỳ vàng rực trên các nẻo đường Tây Nguyên, chúng tôi có dịp trở lại thăm đồng bào Brâu ở thôn Đăk Mế xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum). Tận mắt chứng kiến màu xanh rừng cao su, bời lời, rẫy mỳ, bắp và cây cà phê đã phủ kín những đồi trọc, những đường làng ngõ xóm thảm nhựa, bê tông sạch sẽ, hai bên đường được trồng nhiều loại hoa… mới cảm nhận hết sự đổi thay trong cuộc sống người Brâu.
Thời sự -
LÊ HƯỜNG -
20:58, 11/10/2019 Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III năm 2019 của tỉnh Kon Tum diễn ra ngày 11/10.
Xã hội -
THÙY DUNG - LÊ HƯỜNG -
10:11, 11/10/2019 Những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền và ý chí của người dân, vùng căn cứ cách mạng Đăk Ui, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã thực sự thay da đổi thịt. Đời sống của người dân đã có những bước chuyển biến rõ rệt trên nhiều lĩnh vực…
Cách trung tâm huyện hơn 50km, Măng Bút là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Dù đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác chăm sóc sức khỏe vẫn được chú trọng. Kết quả đó có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ y, bác sĩ Trạm y tế xã Măng Bút.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, trong hai năm 2017-2018, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương này. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thực hiện sắp xếp các thôn, làng, nhiều đơn vị hành chính cấp thôn đã được đổi tên một cách cơ học, như thôn 1, thôn 2, thôn 3, trong khi đồng bào các DTTS muốn sử dụng tên gọi cũ: Làng Kon Pông, làng Tam Mơ Nang… bởi mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. Tuy nhiên, sự thực có phải vậy không?
Năm 2019, toàn tỉnh Kon Tum có hơn 800 người được công nhận là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Người có uy tín không những làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn là tấm gương, là lực lượng nòng cốt góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con tại các thôn, làng.
Ngày 23/5/2019, tại xã Đắk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị tập huấn Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025”. Tham dự có 70 đại biểu là người DTTS, cán bộ Tổ tư vấn giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến từ các làng trong xã.
Pháp luật -
HOÀNG ANH TRẦN -
14:19, 23/04/2019 Thực hiện Chỉ thị 1685 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ, thời gian qua, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có nhiều văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, không để tái diễn tình trạng “chảy máu” rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, rừng ở Kon Tum vẫn đang từng ngày chảy máu mặc cho nỗ lực của các ngành chức năng…
Tiếng Ba Na, Kon Kơ Tu có nghĩa là làng cũ (cổ). Người dân trong làng còn giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Cùng với những giá trị văn hoá khác, thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên hồn cốt của người Ba Na ở làng cổ Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa (TP. Kon Tum).
Được sự quan tâm của huyện và trước yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy, (Kon Tum) huy động các nguồn lực và sức dân tạo ra động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Với quyết tâm cao nhất, xã Sa Nghĩa đang phấn đấu về đích NTM vào cuối năm nay.
Thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch, việc đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn ở tỉnh Kon Tum đều hướng đến các yếu tố bền vững, bảo đảm hợp vệ sinh và an toàn cho người sử dụng.
Trong thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng đen hoành hành ở các buôn làng Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Kon Tum. Để ngăn chặn tình trạng này, chính quyền địa phương cùng NHCSXH đã và đang tăng cường chính sách tín dụng như gia tăng vốn vay, đơn giản hóa thủ tục nhằm đẩy lùi tín dụng đen, tạo điều kiện để người dân phát triển bền vững.