Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Kịch bản mới” sau thiên tai

Thanh Hải - 3 giờ trước

Hàng chục ngàn hộ dân mất nhà cửa và tài sản sau thiên tai, đã tạo nên một diễn biến mới về gia tăng tỷ lệ hộ nghèo. Hàng loạt cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh bị hư hỏng… đang khiến nhiều địa phương chật vật khắc phục. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ để cần có một “kịch bản mới” về phát triển kinh tế hậu thiên tai.

Đại diện UNICEF và đại diện chính quyền địa phương trao bồn chứa nước cho hộ DTTS. Ảnh: Chu Hiệu-TTXVN
Đại diện UNICEF và đại diện chính quyền địa phương trao bồn chứa nước cho hộ DTTS. Ảnh: Chu Hiệu-TTXVN

Nghèo thêm vì thiên tai

Bản trôi, nhà mất… những phận đời chìm nổi sau cơn cuồng nộ của thiên tai phút chốc trắng tay. Cuộc sống của họ vốn dĩ đã chật vật, nay càng thêm khốn quẫn.

Cứ nhìn vào vùng đất biên viễn Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là rõ. Trung bình mỗi năm, thiên tai cướp trắng của huyện nghèo này hơn 100 tỷ đồng. Trong khi, thu ngân sách mỗi năm của huyện cũng chỉ xấp xỉ chừng ấy. Chẳng thế mà Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe đã từng nói đầy xót xa: Thiên tai đang làm cho huyện nghèo thêm.

Với các tỉnh, thành vùng núi phía Bắc; cuộc sống người dân cũng chẳng dễ dàng gì. Sau hơn 1 tháng bị ảnh hưởng bởi lũ quét và sạt lở do bão số 3 (Yagi), bà La Thị Lan, một trong 17 hộ dân ở phường Nam Cường, TP. Lào Cai vẫn đang phải sinh hoạt tạm tại Nhà Văn hóa tổ 12, khu dân cư Tùng Tung mà chẳng dám về nhà. Bà Lan buồn rầu: khi xảy ra sạt lở, nhà tôi chỉ kịp lấy hai cái chăn, chiếu và vài bộ áo quần rồi chạy tháo thân. Giờ thì trắng tay rồi.

Khởi công khu tái định cư xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: TTXVN
Khởi công khu tái định cư xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: TTXVN

Theo số liệu tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3 tổ chức cuối tháng 9, bão số 3 và hoàn lưu gây lũ lụt, sạt lở làm 282.000 căn nhà bị vùi lấp, hư hỏng.

Chừng ấy căn nhà cùng 285.000ha lúa, hoa màu, cây ăn quả và 189.982ha rừng bị ngập úng, thiệt hại; 5,6 triệu gia súc, gia cầm bị chết; 11.832 lồng bè bị hư hỏng, cuốn trôi… là của nả của người dân tích cóp cả đời, phút chốc đã trắng tay. Dẫu chưa có một thống kê cụ thể, nhưng hàng ngàn người dân ở các tỉnh, thành miền núi phía Bắc đã bỗng chốc thành hộ nghèo, chỉ sau một thời gian ngắn bị thiên tai càn quét.

Cùng với những hư hỏng về hạ tầng cơ sở như điện, đường, công trình thủy lợi…; thì thiên tai do bão số 3 đã gây thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước ước tính trên 81.000 tỷ đồng, trong đó sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại hơn 30.800 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3 rằng: “Cơn bão Yagi đã làm giảm khoảng 0,15% GDP của cả nước”.

Tất cả vì mục tiêu khôi phục kinh tế - xã hội

Phòng, chống thiên tai đã khó, nhưng khắc phục thiên tai còn khó gấp bội phần. Khó nhưng không phải là không thể làm được. Điều nhận thấy rõ nhất là, không chỉ mỗi người dân, mà các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương đã cùng vào cuộc, xắn tay với nỗ lực khắc phục, kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang sau thiên tai. Một “kịch bản mới” để khôi phục nền kinh tế hậu thiên tai đang được các địa phương quyết liệt thực hiện.

Từ Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, với 6 nhóm nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể; các tỉnh, thành cũng đã xây dựng những kế hoạch, phương án mới sau bão Yagi.

Tại tỉnh Quảng Ninh, Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 cuối tháng 9 đã quyết định bố trí 1.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đáng chú ý, trong gói 1.000 tỷ đồng này, Quảng Ninh đã dành để hỗ trợ 100% học phí trong năm học 2024-2025, xây nhà ở và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ trục vớt tàu thuyền… 

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thành lập ngay Tổ rà soát, xác định chính xác, cụ thể, nhận định, dự báo nguy cơ, tình hình gia tăng các hộ nghèo, cận nghèo sau bão số 3 để có giải pháp kịp thời.

Sau bão số 3, tỉnh Lào Cai cũng đã mở cuộc thi đua cao điểm chung tay khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, nhiều phương án hỗ trợ và nguồn kinh phí cần để khắc phục, thực hiện trong các lĩnh vực cũng đã được đề xuất, như: xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, y tế, trụ sở cơ quan, đơn vị, đường giao thông, miễn học phí năm học 2024 - 2025, mua sắm sách giáo khoa, trang thiết bị trường học, khôi phục du lịch…

Đông đảo bà con Nhân dân đến chứng kiến Lễ khởi công tái thiết khu dân cư Kho Vàng xã Cốc Lầu huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. ảnh: Trọng Bảo
Đông đảo bà con Nhân dân đến chứng kiến Lễ khởi công tái thiết khu dân cư Kho Vàng xã Cốc Lầu huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. ảnh: Trọng Bảo

Cũng trong Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nêu ý kiến cho rằng, những địa phương không bị ảnh hưởng mà có tiềm năng tăng trưởng cao, thì cần chia sẻ và nỗ lực hơn để bù đắp lại các thiệt hại của các địa phương bị ảnh hưởng. Như hai đầu tàu kinh tế của cả nước, là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ.

Bão số 3 và hoàn lưu bão xảy ra vào tháng cuối cùng của quý III năm 2024 - thời điểm quan trọng để có những giải pháp bứt phá về đích cuối năm. Mặt khác, năm 2024 cũng là dấu mốc quan trọng để tăng tốc hoàn thành mục tiêu của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025. Trong bối cảnh ấy, những giải pháp quyết liệt với “kịch bản mới” vừa khắc phục hậu thiên tai, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế sẽ có ý nghĩa then chốt để giúp hoàn thành kế hoạch năm cũng như cả nhiệm kỳ. Mà muốn vậy, đòi hỏi sự đồng lòng, vào cuộc quyết tâm của cả hệ thống chính trị cũng như mỗi người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn tháng 10

Dấu ấn tháng 10

Trong những ngày tháng 10 và những tháng cuối năm với bộn bề công việc, trên cương vị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, mới đây ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã đến thăm và làm việc với Ủy ban Dân tộc. Tại buổi làm việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, trong tham mưu, hoạch định chính sách phải dành sự quan tâm đặc biệt đến vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Minh Triết - 21 phút trước
Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt
Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.
Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 1 giờ trước
Lễ bỏ mả là lễ hội truyền thống lớn nhất, nổi trội nhất và quy tụ nhiều người tham dự nhất trong tất cả hệ thống lễ hội truyền thống của người Gia Rai. Lễ bỏ mả chứa đựng một kho tàng văn hóa dân gian đầy sắc màu, ở đó mọi quan niệm về vũ trụ, về thần linh, về những triết lý nhân sinh được biểu đạt một cách rõ ràng và mang những giá trị nhân văn to lớn.
“Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

“Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu"

Tin tức - Minh Thu - 1 giờ trước
Đây là chủ đề của Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, sẽ được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong tháng 12. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, tại Fesstival Hoa Đà Lạt năm nay, sẽ có nhiều chương trình đặc sắc và ấn tượng.
Để di sản hát ngâm Ariya của người Chăm vang xa

Để di sản hát ngâm Ariya của người Chăm vang xa

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 1 giờ trước
Người Chăm có một kho tàng di sản văn hoá quý giá, trong đó có hát ngâm Ariya. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, hiện nay, các văn bản chữ Chăm lưu giữ Ariya và các nghệ nhân hát ngâm Ariya đang có nguy cơ mất dần. Điều này đặt ra vấn đề giải pháp nào để bảo tồn và phát huy giá trị Ariya của người Chăm ở Bình Thuận.
Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 1 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Cao Bằng giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các công trình, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719.
Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực thoát nghèo ở A Lưới

Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực thoát nghèo ở A Lưới

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Những năm gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể. Điện, đường, trường, trạm, các mô hình sinh kế được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ đã và đang trở thành động lực quan trọng để A Lưới vươn mình.
Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Nhà ở là một trong ba nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cốt lõi nhất của mỗi người, đặc biệt là các hộ nghèo vùng DTTS và miền núi. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho Nhân dân, nhất là các hộ gia đình nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lụt vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ủy ban Dân tộc công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 30/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ. Tham dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr và lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Dân tộc.
Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Theo báo cáo của UBND huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, trong 3 năm (từ 2022 - 2024), tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện là hơn 148 tỉ đồng.