Xã hội -
Trang Diệp -
17:23, 08/05/2024 Bắt nguồn từ ý tưởng lấy chất liệu nghề truyền thống để khởi nghiệp, gia đình chị Giàng Thị Mỷ và anh Bàn Tòn Khoa, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã xây dựng cửa hàng trang phục dân tộc Mông Giàng Mỷ tạo ra những sản phẩm là trang phục Mông với những thiết kế độc đáo được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
14:15, 26/04/2024 Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.
Triển khai nội dung số 03 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các Kế hoạch hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp với nhiều hoạt động thiết thực. Đây là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Xã hội -
H.Trường -
05:15, 13/03/2024 Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Trà My vừa tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực, hỗ trợ khởi nghiệp, tiếp cận chuyển đổi số thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ năm 2024 cho phụ nữ trên địa bàn.
Kinh tế -
T.Nhân -
18:57, 12/03/2024 UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Xã hội -
T.Nhân-H.Trường -
08:58, 12/03/2024 Ít ai ngờ được nơi cánh đồng trũng ở vùng rốn lũ của huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) lại có thể gieo trồng được lúa tím than cho năng suất cao. Đặc biệt ấn tượng hơn là chị Lê Thị Thanh Nga, người gieo trồng thành công giống lúa ấy lại tiếp tục biến cánh đồng lúa của mình thành một sản phẩm du lịch độc đáo, mang lại thu nhập khá cho gia đình và bà con nông dân trong vùng...
LTS: Không cam chịu đói, nghèo; không cam chịu “thua bè kém bạn”… nhiều thanh niên người DTTS đã nỗ lực, quyết tâm lập thân lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương, bản làng. Dẫu những mô hình khởi nghiệp chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, khai phá hết lợi thế; thậm chí có mô hình còn chưa thực sự hiệu quả, nhưng tất cả đã cho thấy một ý chí tiến thủ, một khát vọng đổi thay của thế hệ trẻ người DTTS hôm nay.
Trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm, chú trọng tới phong trào khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn, nhất là thanh niên sinh sống ở vùng khó. Đặc biệt, triển khai nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo cơ hội thúc đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ hơn.
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiều chính sách, chủ trương thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, sáng tạo trong thanh niên vùng DTTS miền núi. Nhờ được hỗ trợ về vốn, kiến thức từ các chương trình này, trên địa bàn miền núi Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều thanh niên ưu tú, có nghị lực vượt khó, vươn lên khởi nghiệp với những mô hình hay, sáng tạo.
Từ chương trình chính sách hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước…,hiệu quả từ phong trào khởi sự, khởi nghiệp của thanh niên vùng DTTS đang góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, để phong trào sáng tạo khởi nghiệp lan tỏa rộng rãi hơn nữa, cần những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế tại từng vùng, địa phương với những chính sách dài hơi khuyến khích thanh niên DTTS trong sáng tạo khởi nghiệp.
Lâu nay, vấn đề khởi nghiệp của thanh niên vùng DTTS được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Cũng bởi vậy mà nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ đã được ban hành, thực thi đã tiếp sức thêm cho những ý tưởng khởi nghiệp ở vùng miền núi "đơm hoa kết trái". Dẫu vậy, thì mảnh đất khởi nghiệp của thanh niên DTTS vẫn đang là dư địa rộng lớn, chưa khai thác hết tiềm năng và cần một chiến lược dài hơi.
Trong định hướng phát triển kinh tế, tỉnh Gia Lai chú trọng thế mạnh của từng vùng để có giải pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn. Gần đây nhất là từ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh đã tạo cơ hội để các địa phương khai thác thế mạnh tự nhiên và nghề truyền thống, bản sắc văn hóa các DTTS, tạo nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân.
Những năm qua, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa đến các buôn làng. Đặc biệt, nhiều thanh niên DTTS khai thác thế mạnh từ sản phẩm nông nghiệp, văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng của các dân tộc để khởi nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ sẵn sàng lắng nghe và điều chỉnh chính sách, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất, ban hành, thực thi chính sách ưu đãi vượt trội, mô hình thí điểm, cơ chế đặc thù, đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới, nơi thử nghiệm các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo hay mô hình kinh doanh mới.
Tin tức -
Hải Phong - Vũ Hường -
08:27, 25/11/2023 Nhằm giải đáp các vấn đề còn vướng mắc liên quan đến hỗ trợ dạy nghề, việc làm, khởi nghiệp của người khuyết tật (NKT), vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Ủy ban quốc gia về NKT (Người Khuyết tật) Việt Nam và Công ty TCP Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp hỗ trợ thanh niên khuyết tật khởi nghiệp với chuyển đổi số”.
Bằng ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ là người DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên thoát nghèo bằng chính những giá trị nội tại của quê hương mình.