Sau khi tốt nghiệp khoa Sinh của Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre năm 1991, cô giáo Ngô Song Đào về công tác tại Trường THCS xã Phước Hiệp (thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) cho đến nay.
Theo khảo sát mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có khoảng 90% sinh viên các trường đại học trong cả nước đã nghe về khởi nghiệp. Thế nhưng, có hơn 70% trong số này không hiểu và không biết bắt đầu khởi nghiệp từ đâu.
Tại sao không thể khởi nghiệp ở bản làng? Với tiềm năng, lợi thế, sự đa dạng văn hóa vùng DTTS, cùng với sự chung tay hỗ trợ, “tiếp lửa”, truyền cảm hứng của cả hệ thống chính trị và cộng đồng quốc tế, có thể khẳng định, khởi nghiệp ở bản làng là hoàn toàn có thể...
Trong điều kiện nguồn ngân sách thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi ngày càng khó khăn, thì việc tận dụng tiềm năng, lợi thế vùng DTTS để khởi sự làm ăn, kinh doanh, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân, thúc đẩy vùng DTTS phát triển là hướng đi đúng đắn. Kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp đã và đang được Ủy ban Dân tộc-cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc rất quan tâm triển khai, nhằm tiếp lửa cho đồng bào DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Chọn sự đa dạng văn hóa vùng đồng bào DTTS làm thế mạnh để khởi nghiệp là sự lựa chọn rất đúng đắn, không những làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã mang lại nhiều thành công khi cô khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm. Cô gái giàu nghị lực đã góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái bay cao, vươn xa.
Trong lần gặp Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tại Chương trình “Khát vọng khởi nghiệp, bừng sáng bản làng” (tháng 5/2017), Là Văn Phong hồn nhiên cất cao tiếng hát về quê hương Quỳnh Nhai. Bài hát là cách Phong giới thiệu về mảnh đất, con người Quỳnh Nhai, nơi “chôn rau cắt rốn” và cũng là mảnh đất em gắn bó máu thịt, khởi nghiệp từ du lịch trên chính tiềm năng lợi thế của quê hương. Là Văn Phong, chàng thanh niên dân tộc Thái, hiện là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai (bản Bó Ban, xã Chiềng Bằng, Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) là một trong 23 gương khởi nghiệp điển hình được tuyên dương trong chương trình này...
“Trận lũ lụt vừa rồi vườn rau của em mất trắng. Em lại phải bắt tay khôi phục, trồng lại rau từ đầu…”. Giàng A Dạy, chàng thanh niên dân tộc Mông, bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã không dấu được nỗi buồn khi tâm sự cùng chúng tôi và chúng tôi cũng cảm nhận ở em sự quyết tâm sắt đá, không chùn bước trước mọi khó khăn. Đi lên từ gian khó, từ mảnh đất cằn quê hương, Dạy đã chứng minh cho mọi người thấy, thành công từ nông nghiệp ở bản làng. Câu chuyện khởi nghiệp của Giàng A Dạy đã truyền cảm hứng cho biết bao thanh niên DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Hưởng ứng tinh thần Quốc gia khởi nghiệp, hiện nay phong trào khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức song đã và đang đạt được những thành công nhất định. Đó là việc xuất hiện không ít những cá nhân, tập thể là người DTTS không cam chịu đói nghèo, nỗ lực tìm tòi, tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Từ đó chứng tỏ một điều: Đồng bào DTTS hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành công ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình nếu tìm được hướng đi đúng đắn.
Nhận thấy sản phẩm nông nghiệp sạch là nhu cầu bức thiết hiện nay, nhiều thanh niên tỉnh Đăk Lăk mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp sạch. Những mô hình này không chỉ cung cấp sản phẩm sạch mà đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều gia đình nông dân trẻ.
Thời gian qua, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn phải đối mặt với biến đổi khí hậu, do đó các mô hình sản xuất theo truyền thống của đồng bào không còn phù hợp. Trước thực trạng đó, thanh niên Dương Minh Trung, dân tộc Khmer, sinh năm 1990, quê ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, đã có ý tưởng xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn khí canh bằng công nghệ Israel. Mô hình không chỉ phát huy hiệu quả kinh tế cao, mà còn hỗ trợ đồng bào phương pháp làm nông nghiệp sạch.
Với sự vào cuộc của chính quyền và hệ thống chính trị xã hội. Những năm gần đây, phong trào thanh niên khởi nghiệp ở Quảng Trị đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả được hình thành, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.
Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam đã được đưa ra xem xét, thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Một trong những yêu cầu được đặt ra là giáo dục đại học phải đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập...
Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, không ít mô hình khởi nghiệp ở vùng cao được ví như “thuyền nan vượt biển”. Bởi vậy, ngoài tinh thần dám nghĩ, dám làm thì việc xác định hướng đi và kiểm soát khủng hoảng trong các mô hình khởi nghiệp là rất quan trọng.
Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” được đoàn viên, thanh niên huyện Than Uyên (Lai Châu) hưởng ứng mạnh mẽ.
Lắng đọng cảm xúc, thắp sáng niềm tin, khích lệ, thúc đẩy và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)… đó là ý nghĩa to lớn của Chương trình nghệ thuật “Khát vọng khởi nghiệp-bừng sáng bản làng” do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, tối 23/5.
Với nỗ lực vượt khó, biết tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch, chàng trai dân tộc Mông Vàng Seo Chô (ở thôn Phéc Bủng 2, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã thành công với mô hình làm du lịch cộng đồng.
Những thanh niên đã từng sa ngã thường có tâm lý mặc cảm, tự ti và gặp phải không ít các định kiến xã hội. Thấu hiểu điều đó, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) tỉnh Đăk Lăk đã tích cực động viên, tạo điều kiện để họ tham gia vào dự án vay vốn khởi nghiệp và các chính sách tín dụng khác. Chương trình đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp nhiều thanh niên có cơ hội làm lại cuộc đời.
Hưởng ứng phong trào thanh niên khởi nghiệp do Tỉnh Đoàn Thanh Hóa triển khai, nhiều thanh niên người DTTS huyện Quan Sơn đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế làm giàu ngay tại địa phương.
Thời gian qua, phong trào “mỗi xã một sản phẩm” được triển khai khá hiệu quả ở một số địa phương trong cả nước. Tại Quảng Ngãi, trước khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án “mỗi xã một sản phẩm”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gợi ý các địa phương triển khai các mô hình phát triển cây, con, giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Trong năm 2017, cụm từ “khởi nghiệp” trở nên phổ biến với thanh niên cả nước. Nhưng đối với vùng miền núi, biên giới, câu chuyện khởi nghiệp vẫn còn là vấn đề mới và gặp không ít khó khăn. Với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc phát triển chung, năm 2018, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS.