Xã hội -
Khuất Linh -
18:19, 04/02/2021 Thông qua việc thành lập CLB khèn Mông, đảng viên trẻ Giàng A Hải, sinh năm 1990, Bí thư Chi đoàn Trung tâm Văn hóa- Thể thao -Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã góp phần tích cực vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Anh cũng là một trong số 70 đảng viên tiêu biểu của huyện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong đợt tổng kết đợt thi đua “Tuổi trẻ Bắc Hà tự hào tiến bước dưới cờ Đảng” được tổ chức mới đây.
Dân tộc Mông ở Tuyên Quang tuy số dân không đông như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan nhưng là một dân tộc có tính cộng đồng cao và có bản sắc văn hóa đậm nét. Đồng bào Mông rất yêu thích văn nghệ. Người con trai Mông ngoài việc giỏi làm nương còn phải biết thổi sáo, múa khèn. Người thổi khèn giỏi sẽ có uy tín trong bản.
Sắc màu 54 -
Hồng Minh- Đ.Toán -
16:01, 26/05/2020 Ở xã Đức Xuân, huyện Hòa An (Cao Bằng) có ông Dương Văn Chảng là người duy nhất ở địa phương còn lưu giữ nhiều nhạc cụ dân tộc Mông. Ở tuổi 84, ông luôn trăn trở tìm người để truyền dạy, bảo tồn, phát huy âm nhạc dân tộc...
Đồng bào dân tộc Mông ở Bắc Kạn hiện vẫn giữ nhiều giá trị đặc sắc văn hóa khá nguyên sơ, đặc biệt là nghệ thuật múa khèn và chế tác khèn Mông. Năm 2015, nghệ thuật múa khèn của người Mông tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đam mê với tiếng khèn, tiếng sáo và các làn điệu dân ca dân tộc Mông từ khi 13 tuổi, nghệ nhân Vàng Chá Thào (sinh năm 1965) thôn Chúng Pả A, xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, Hà Giang đã tìm đến những cao niên trong xã để học thổi khèn. Theo thời gian, tình yêu với văn hóa dân tộc được ông truyền lại cho nhiều thế hệ qua việc thành lập Hội Nghệ nhân dân gian xã Phố Cáo.