Chim cút là gia cầm được nhiều bà con lựa chọn để chăn nuôi trong thời gian gần đây. Do chim cút là loài dễ thích nghi, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật nên nuôi chim cút ít gặp rủi ro hơn so với nuôi các loại gia cầm khác. Tuy nhiên bà con cần nắm được kỹ thuật cơ bản và chịu khó quan sát theo dõi bệnh hàng ngày để sớm có biện pháp xử lý.
Ngày 17/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh gia Lai tổ chức hội thảo Khuyến nông cộng đồng trong phát triển vùng nguyên liệu cà phê Tây Nguyên. Thông qua các tổ khuyến nông cộng đồng, vùng nguyên liệu cà phê Tây Nguyên đang được "giúp sức" để sản xuất đạt tiêu chuẩn, hướng đến phát triển ngành hàng bền vững.
Ngày 15/11, tại xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, Gia Lai), Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Khu vực miền Trung - Tây Nguyên (thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa nước chất lượng TBR97 và BC15.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đã góp phần tăng diện tích, năng suất các loại rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Với mục tiêu xây dựng thương hiệu bưởi da xanh trở thành đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn theo nhu cầu thị trường, thời gian gần đây, chính quyền xã Hóa Hợp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã vận động người dân chăm sóc bưởi theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, nâng tầm giá trị cho bưởi da xanh Hóa Hợp.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, mới đây, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một ổ dịch tả lợn Châu Phi (DTHCP) ở thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình) với hơn 20 con heo bị nhiễm bệnh. Đến nay, mặc dù tình hình dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh tái phát trong thời gian tới là rất cao.
Cây sao đen là loài cây gỗ quý hiện nay ngoài công dụng làm đẹp cảnh quan đô thị, điều hòa và lọc không khí ra thì loại cây này còn có giá trị kinh tế cao từ thân, nhựa đến vỏ cây đều có giá trị. Để cây sao đen phát triển tốt các bạn cần tuân thủ kỹ thuật trồng và nhân giống cây sao đen sau đây.
Sáng 9/11, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk tổ chức Hội nghị "Liên kết sản xuất - kết nối tiêu thụ nông sản huyện năm 2023". Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp chia sẻ những thuận lợi, khó khăn về thị trường và nhu cầu tiêu thụ, kết nối thu mua, cũng như đề xuất những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.
Là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, kinh tế của người dân ở Nam Giang chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi ở huyện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bà con dân tộc thiểu số có cuộc sống ấm no hơn.
Xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là xã thuần nông, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất nương đồi có địa hình dốc, đây là yếu tố quan trọng để lựa chọn giống cây trồng phù hợp và phát triển sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá tập trung. Trong đó chanh leo là giống cây được ưu tiên lựa chọn. Mô hình này đã giúp bà con Nhân dân vùng đồng bào DTTS tăng thu nhập và thoát nghèo.
Cứ độ tháng 7, tháng 8 hằng năm, người dân ở các huyện miền núi Nghệ An như: Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương… lại rộn ràng vào mùa thu hoạch quả bo bo. Ở những huyện vùng cao của Nghệ An, bo bo được coi là lộc rừng, là cây xóa đói, giảm nghèo của người dân.
Theo tổng hợp của ngành nông nghiệp huyện Krông Pắc (Đăk Lăk), toàn huyện có khoảng 7.000 ha sầu riêng. Trong đó có hơn 3.000 ha đang cho thu hoạch với tổng sản lượng khoảng 80.000 tấn.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết: Hiện, tổng diện tích mía toàn tỉnh đạt 6.400ha, trồng chủ yếu tại 3 huyện Châu Thành, Tân Biên và Tân Châu. Để cây mía đạt hiệu quả kinh tế cao, người trồng đã ứng dụng cơ giới hóa gần như 100% từ khâu làm đất, trồng đến chăm sóc cây mía.
Thay đổi giống lúa mới, chuyển đổi phương thức canh tác hiệu quả hơn, lựa chọn cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng… là cách để bà con dân tộc thiểu số ở huyện Sơn Hòa (Phú Yên) thoát nghèo bền vững.
Tối 27/10, tại Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Lễ hội Cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất và Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2023. Lễ hội diễn ra từ ngày 26 - 31/10/2023.
Nhiều năm trước đây, do trình độ dân trí của người dân ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An còn hạn chế, nên vẫn còn tồn tại việc trồng cây thuốc phiện trên địa bàn. Nhằm ngăn chặn, phá nhổ triệt để cây thuốc phiện, chính quyền địa phương đã nỗ lực thay thế diện tích trồng thuốc phiện bằng các loại cây ăn quả như đào, mận cùng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm để giúp đồng bào DTTS ở nơi đây thoát nghèo.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tổ chức chương trình truyền thông “Khuyến nông phiên chợ” tại các xã, thị trấn trên địa bàn. Hoạt động này giúp người nông dân nâng cao nhận thức, tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm để áp dụng trong sản xuất. Đây là mô hình mới, mang lại hiệu quả hữu ích đối với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Nằm trong chuỗi sự kiện 30 năm Khuyến nông Việt Nam, chiều 26/10, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tọa đàm với chủ đề "Phát triển khuyến nông cộng đồng và khuyến nông số". Tham dự có một số chuyên gia, đại diện các tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước. Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đến dự, chủ trì và phát biểu tại Toạ đàm.
Ngày 26/10, tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Khuyến nông Việt Nam (1993-2023). Tham dự Lễ kỷ niệm có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam; nguyên lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các thời kỳ; đại diện các bộ, ngành trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành, lãnh đạo các Trung tâm Khuyến nông trên cả nước. Ngoài ra, Lễ kỷ niệm còn có sự tham gia của đại diện diện lãnh đạo, chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, hiệp hội như: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc FAO, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, Ngân hàng NN&PTNT...
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ sẵn có ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã huy động các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện Chương trình.