Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi cô giáo người Dao về phố

Hiếu Anh - 10:12, 31/01/2020

Hình ảnh “cõng chữ lên non” đã khắc sâu vào tâm trí bao thế hệ về nỗi nhọc nhằn của những giáo viên miền xuôi lên công tác ở miền núi. Nhưng cũng có một hình ảnh “gai góc” không kém, đó là hành trình của những giáo viên người DTTS, lớn lên cùng với những khó khăn của núi rừng, đang vượt qua thách thức để lập nghiệp ở thành thị, khẳng định mình trong môi trường hội nhập.

Để triển khai luận án tiến sĩ, TS. Quỳnh Giao thường xuyên về tìm hiểu thực tế tại cơ sở
Để triển khai luận án tiến sĩ, TS. Quỳnh Giao thường xuyên về tìm hiểu thực tế tại cơ sở

Tôi may mắn gặp cô giáo Bàn Thị Quỳnh Giao, sinh năm 1977, dân tộc Dao, ở xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), hiện đang công tác tại Viện Văn học. Cô đã kể tôi nghe hành trình “hạ sơn” nhiều khó khăn nhưng cũng đầy háo hức của mình.

Cô bảo, cô được sinh ra trong một gia đình trí thức ở xã Phấn Mễ. Bố cô là Tiến sĩ Bàn Tiến Tân, người Dao đầu tiên giành được học vị Tiến sĩ tại Trường Đại học Lomonoxop (Liên Xô cũ); sau khi về nước là giảng viên, Trưởng bộ môn Ngữ Văn của Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc.

“Suốt những năm tháng tuổi thơ, khi cha đi học xa nhà, tôi cùng mẹ thường xuyên phải lên nương tăng gia sản xuất, bởi một suất tem phiếu của mẹ không đủ nuôi bốn miệng ăn trong nhà”, cô bồi hồi nói.

Nhưng có lẽ, tuổi thơ nghèo đói, cơ cực ấy đã tôi luyện được một tinh thần thép trong cô. Học xong đại học, bạn bè người ngược, người xuôi, cô trở về quê dạy đàn em nhỏ. Nhưng sau 10 năm gắn bó với mái Trường THCS Giang Tiên (huyện Phú Lương), đến năm 2008, cô tự bỏ kinh phí để đi học Thạc sĩ; mặc dù với tấm bằng đại học khi đó, giảng dạy ở Trường THCS Giang Tiên cô đã thừa chuẩn. “Ngang” hơn, năm 2010, cầm tấm bằng Thạc sĩ trong tay, cô quyết định xin nghỉ công tác, khăn gói xuống Thủ đô tìm cơ hội.

Cô bảo, vì cô nhớ lời cha cô khi còn sống dặn “nếu làm việc gì đó khi đến đích mà con thấy hài lòng và buông xuôi không nỗ lực phấn đấu tiếp thì con sẽ vứt tất cả mọi công sức trước đó của con”.

Năm 2011, cô đến công tác tại Viện Văn Học, một trong những cơ quan đầu ngành của đất nước về công tác nghiên cứu văn học. Cô Quỳnh Giao tâm sự, khi về môi trường mới, những ngày đầu đi làm, cô hoàn toàn bỡ ngỡ, nhiều khi sợ đến phát khóc.

Thế nhưng, bản lĩnh của người miền núi không cho phép cô gục ngã. Sau hơn một năm công tác, cô đã có bài hội thảo khoa học đầu tiên, là bài nghiên cứu về tri thức bản địa chọn giống ngô và giống lúa của người Dao cổ. Bài viết khi tham gia hội thảo đã được chọn in vào kỷ yếu của Viện Văn hóa dân gian năm 2012.

“Với người khác là rất bình thường, nhưng với tôi đây là một nguồn cổ vũ lớn lao bởi nó giúp tôi tự tin và tiếp tục hành trình chinh phục”, cô Giao tâm sự.

Đến năm 2013, sau khi nghỉ sinh con thứ 2, cô quyết định làm hồ sơ đi học Tiến sĩ, đồng thời đăng ký học lớp Văn bằng 2 Ngoại ngữ. Khi thi nghiên cứu sinh, cô tự thử thách bản thân khi chọn đề tài nghiên cứu là dân ca nghi lễ của đồng bào Dao, chú trọng vào nghi lễ tang ma (tang ca).

Khi cô giáo người Dao về phố 1

Cô Giao cho biết, tang ca là một tiểu loại vô cùng khó trong dân ca nghi lễ của người Dao. Nếu nghiên cứu thành công thì đồng nghĩa với việc mở ra được thế giới tâm linh của đồng bào dân tộc Dao - vốn dĩ tương đối khép kín, rất nhiều nhà khoa học muốn khám phá nhưng chưa thành.

“Bình thường trong nghi lễ tang ma, người Dao sẽ không cho người lạ vào tham dự một số nghi lễ quan trọng và nếu được tham dự các thầy cúng cũng phải mất rất nhiều âm binh để xin”, cô Giao cho hay.

Bằng lòng quyết tâm của người con dân tộc Dao, đồng thời vận dụng hết khả năng của một nhà khoa học, cô đã thuyết phục được cộng đồng hé mở thế giới thần bí của mình, tạo điều kiện để cô làm luận án. Luận án của cô đã dành được sự quan tâm đặc biệt của Hội đồng Khoa học trong và ngoài nước. Ngày cô bảo vệ luận án, nhiều Giáo sư đầu ngành dù không có trong Hội đồng nhưng vẫn tới tham dự. Nhiều nhà khoa học nước ngoài như Trung Quốc, Úc gặp cô trong một cuộc hội thảo Quốc tế bày tỏ sự quan tâm và xin tài liệu từ cô để đối chiếu về tộc người Dao sinh sống tại đất nước họ.

Tấm bằng Tiến sĩ là hoàn toàn xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của cô giáo người Dao khi “hạ sơn” về Thủ đô làm công tác nghiên cứu. Vui mừng hơn cô vừa được nhận giải 3A của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho cuốn Dân ca Nghi lễ tang ma. Nhưng với Quỳnh Giao, đây không chỉ đơn thuần là một luận án mà còn là một sự trăn trở. Trong nhịp sống hiện đại, người Dao trẻ không còn mặn mà với chính văn hóa của dân tộc mình. Vì thế, cô mong muốn thông qua luận án mọi nghi lễ vòng đời của người Dao sẽ được ghi chép lại một cách trung thực để bảo tồn các nghi lễ vòng đời của người Dao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 27 phút trước
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.