Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Nội: Những chuyển biến trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

PV-CĐ - 19:03, 22/06/2021

Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, thông qua việc triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hà Nội, nhất là người tiêu dùng ở các địa bàn vùng miền núi, vùng DTTS của Thủ đô, đã nâng cao cảnh giác với các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Các doanh nghiệp cũng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của mình trong các hoạt động kinh doanh.

Người tiêu dùng đã từng bước tự nhận biết và cảnh giác cao đối với các sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, các sản phẩm không minh bạch về nguồn gốc
Người tiêu dùng đã từng bước tự nhận biết và cảnh giác cao đối với các sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, các sản phẩm không minh bạch về nguồn gốc

Những chuyển biến tích cực 

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thời gian qua, TP. Hà Nội đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Theo đó, đã có hàng ngàn tin, bài viết, phóng sự được đăng tải trên gần 20 đầu báo, truyền hình Trung ương và Hà Nội, trên mạng xã hội Facebook… Hàng nghìn banner được treo dọc trên các tuyến phố, quảng cáo banner trên thành xe buýt các tuyến trung tâm Hà Nội, tổ chức hoạt náo tại điểm diễn ra mitting, in phát hơn trên 30.000 tờ rơi quảng bá…

Phần lớn các nội dung tuyên truyền, tập trung vào các quy định chính sách, pháp luật về thông tin hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng; thông tin những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật nói chung, vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng nói riêng, bảo vệ môi trường kinh doanh, giao dịch trong xã hội trên địa bàn TP. Hà Nội…

Đáng chú ý, không chỉ tăng cường tuyên truyền phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ…, nhiều sở, ban ngành, địa phương của Hà Nội, còn triển khai các hoạt động như: Hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam”; “Tuần lễ tri ân người tiêu dùng”, “Ngày hội sản phẩm, hàng hóa vì người tiêu dùng”; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiến nghị phản ánh của Nhân dân để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Tại cơ sở, hoạt động này cũng diễn ra sôi nổi, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, hội nghị, hội thảo… Phó Bí thư Huyện đoàn Thạch Thất-Nguyễn Thị Vân Anh cho biết: Hưởng ứng công tác tuyên truyền PBGDPL bảo vệ người tiêu dùng, Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo các chủ đề, chủ điểm của từng tháng cho lực lượng thanh niên trong toàn huyện.

 Nhờ đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của đại bộ phận thanh-thiếu niên. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, đoàn viên, thanh niên được trang bị các kiến thức về pháp luật và tự bảo vệ mình. Hiện, Thạch Thất có 25 CLB, mô hình hoạt động tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật với các tên gọi như: CLB Pháp luật trẻ, CLB Bạn giúp bạn; CLB Tuyên truyền và phổ biến pháp luật; Câu lạc bộ tiền hôn nhân... Thông qua các CLB này, các thành viên CLB đã trợ giúp pháp lý cho đoàn viên, thanh niên và quần chúng Nhân dân rất hiệu quả, thiết thực…

Không chỉ ở Thạch Thất, nhiều địa phương miền núi, vùng đồng bào DTTS của Thủ đô Hà Nội, cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL bảo vệ người tiêu dùng. Tại huyện Mỹ Đức đã lồng ghép tổ chức giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đến 55 cơ sở đảng và chi bộ trực thuộc Huyện ủy, với tổng số gần 2.000 lượt người. Huyện Gia Lâm tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam với nội dung phong phú, đa dạng và tổ chức các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất rau, quả an toàn...

Sự lựa chọn thông thái của người tiêu dùng 

Với các hoạt động thiết thực nêu trên, người tiêu dùng đã từng bước tự nhận biết, cảnh giác cao đối với các sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, các sản phẩm không minh bạch về nguồn gốc. Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm, nhận thức rõ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp để có nhiều hoạt động, biện pháp tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hà Nội tổ chức Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2021
Hà Nội tổ chức Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2021

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trên thị trường, bên cạnh các sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, an toàn thì vẫn còn tồn tại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, vi phạm về sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm. 

Bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng, có tâm lý dễ chấp nhận sử dụng hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, hàng giả do giá rẻ, phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân; hoặc do thiếu thông tin cần thiết để phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, hàng giả, vi phạm về sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm. 

Thậm chí một bộ phận người tiêu dùng vì tâm lý e ngại sẽ gặp những khó khăn về thủ tục hoặc thấy lợi ích hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền, lợi ích nhỏ hơn lợi ích có được khi khiếu nại, tố cáo mà không lên tiếng, thông tin phản ánh đến cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc cơ quan báo chí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình…

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với các hình thức mua bán trực tuyến thông qua các Website thương mại điện tử, các mạng xã hội như: Facebook, Zalo… nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới đã xuất hiện. Trong khi đó, một số quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa rõ ràng; hoặc không còn phù hợp với bối cảnh thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trên mạng. Nhiều người bị xâm phạm quyền lợi nhưng không biết phản ánh với cơ quan, tổ chức nào, không biết địa chỉ để khiếu nại.

"Ở thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ bằng các công văn, chỉ thị, các buổi lễ phát động hoành tráng; mà phải bằng những việc làm thiết thực; phải ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống dữ liệu tổng hợp (Big data) đánh giá nhận xét, và đề ra những giải pháp cho phù hợp với từng sự việc, hiện tượng đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trên thị trường", ông Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, vai trò của người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Người tiêu dùng cần phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; hàng hóa phải niêm yết giá cả rõ ràng; lưu giữ hóa đơn, chứng từ để khi xảy ra trường hợp sản phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng; hoặc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, thì có thể phản ánh và đưa đầy đủ chứng cứ đến các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét, xử lý.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như Báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 9 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.