Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Giang hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hộ nghèo: Không để ai bị bỏ lại phía sau (Bài 1)

Thu Biên - 09:25, 18/12/2024

Với nhiều hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, để xây mới hay sửa chữa nhà ở là điều rất khó thực hiện. Chủ trương xóa nhà tạm (XNT), nhà dột nát (NDN) như chiếc "phao cứu sinh", giúp họ có ngôi nhà kiên cố để yên tâm sinh sống, lao động sản xuất, đồng thời gieo niềm tin, hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn. Tại huyện Vị Xuyên (Hà Giang) với cách làm đổi mới, linh hoạt, chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục hộ nghèo đã mừng vui về nhà mới.

Xác định XNT, NDN là chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Vị Xuyên đã khẩn trương rà soát, huy động nguồn lực, tập trung lực lượng làm nhà ở cho hộ nghèo, đảm bảo cơ bản các hộ có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở đều được quan tâm, thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, xuyên suốt.

Nhiều hoàn cảnh cần “tiếp sức”

Hà Giang đang từng bước hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hộ nghèo
Hà Giang đang từng bước hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hộ nghèo

Vị Xuyên là huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, nhưng địa hình chia cắt, giao thông còn nhiều khó khăn; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 83,91%; có 13/24 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. 

Để bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Vị Xuyên đã triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, giúp hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, theo kết quả rà, soát tỷ lệ hộ nghèo năm 2024 của huyện vẫn chiếm 17,55%, trong đó khoảng 400 hộ nghèo chưa có nhà ở kiên cố.

Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Ngọc Bài cho biết: “Hiện tại, vẫn còn nhiều hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhiều gia đình phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát, không bảo đảm an toàn và không có khả năng tự sửa chữa, xây mới. Vì vậy, chủ trương chung tay XNT, NDT hết sức ý nghĩa, nhân văn và rất kịp thời để giúp hộ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống”.

Băng qua con đường đất ngoằn nghèo, um tùm cỏ dại hiện ra trước mắt chúng tôi là ngôi nhà nhỏ rộng khoảng 30 m2, được che chắn bởi những tấm liếp tre tạm bợ, là nơi ở của 5 người trong gia đình anh Giàng Văn Trai, dân tộc Mông, thôn Pồng Trằm, xã Thuận Hòa. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mơ ước có được một căn nhà “3 cứng” với anh Trai thật khó thực hiện. May mắn trong đợt rà soát XNT, NDN năm 2024 của xã Thuận Hòa, gia đình anh được lập danh sách hỗ trợ xây nhà mới.

Anh Trai chia sẻ: “Trước đây nhà dột nát nên mùa đông thì lạnh, mùa mưa gió thì ướt, cực khổ lắm, giờ được nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng, được Công an huyện Vị Xuyên hỗ trợ 15 triệu tiền làm nhà và được cán bộ, chiến sĩ cùng bà con giúp đỡ tháo dỡ nhà cũ, san nền, vận chuyển vật liệu, vợ chồng tôi sẽ được đón Tết trong ngôi nhà mới".

Vị Xuyên kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa từ các đơn vị Doanh nghiệp ủng hộ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Vị Xuyên kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa từ các đơn vị Doanh nghiệp ủng hộ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.

Ngược xuống vùng thấp của huyện Vị Xuyên, đến thăm gia đình bà Chấu Thị Tùng dân tộc Mông thôn Khuổi Khà, xã Ngọc Linh. Năm nay bà 72 tuổi, sức khỏe yếu, mắt kém, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phải nuôi 2 cháu ngoại còn nhỏ. 3 bà cháu sống trong ngôi nhà tạm, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Đợt này, bà Tùng được hỗ trợ làm nhà mới từ chương trình XNT, NDN của huyện, là một trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp sức kịp thời để bà yên tâm sinh sống.

Giai đoạn 2024 – 2025, huyện Vị Xuyên có 182 hộ gia đình đủ điều kiện XNT, NDN theo Chương trình của Thủ tướng Chính phủ phát động. Họ đều là những hộ rất khó khăn về kinh tế, thiếu lao động, hoặc đơn thân, yếu thế, vì vậy, sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và sự chung tay, góp sức của cộng đồng thực sự đã "gieo hạt giống" niềm tin và tương lai tươi sáng với cuộc đời họ.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Giai đoạn 2024 – 2025, huyện Vị Xuyên có 182 hộ gia đình đủ điều kiện XNT, NDN theo Chương trình của Thủ tướng Chính phủ phát động. Họ đều là những hộ rất khó khăn về kinh tế, thiếu lao động, hoặc đơn thân, yếu thế, vì vậy, sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và sự chung tay, góp sức của cộng đồng thực sự đã "gieo hạt giống" niềm tin và tương lai tươi sáng với cuộc đời họ.

Ngay sau khi Thủ tướng phát động phong trào XNT, NDN trên phạm vị cả nước, huyện Vị Xuyên đã thành lập Ban Chỉ đạo của huyện; khẩn trương rà soát, thẩm tra, xét duyệt nhà ở đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Tổ chức Lễ phát động đồng loạt tại các địa phương, kêu gọi vận động ủng hộ của cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Ông Đinh Thế Mạnh Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo XNT, NDT huyện Vị Xuyên chia sẻ.“Thời gian qua, XNT, NDT được huyện Vị Xuyên quan tâm chỉ đạo, điều hành đảm bảo đúng các quy định, phù hợp và linh hoạt theo tình hình thực tế. Huyện thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện. Đồng thời, phát huy sức mạnh nội lực trong các tầng lớp Nhân dân, thu hút, tập hợp, động viên để Nhân dân là chủ thể tích cực, chủ động tham gia, thực hiện và thụ hưởng".

Chị Nguyễn Thị Sức Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Chang, xã Việt Lâm chia sẻ: “Nhằm chung tay, chia sẻ với hoàn cảnh gia đình chị Hoàng Thị Xuyến, một trong 2 hộ được xã lựa chọn để XNT, Chi hội phụ nữ thôn đã huy động chị em phụ nữ chung tay hỗ trợ ngày công dọn dẹp vệ sinh, vận chuyển vật liệu, san nền, đổ bê tông để sớm hoàn thành ngôi nhà".

Các đại biểu thực hiện khởi công tại hộ gia đình anh Mùng Văn Chiến, thôn Nà Qua, xã Ngọc Linh.
Các đại biểu thực hiện khởi công tại hộ gia đình anh Mùng Văn Chiến, thôn Nà Qua, xã Ngọc Linh.

Để làm tốt công tác an sinh xã hội, trong 5 năm qua, huyện Vị Xuyên đã xóa được trên 1.000 nhà tạm, nhà dột nát. Riêng năm 2024, ngoài những hộ nghèo được hỗ trợ theo chương trình XNT, NDT của Thủ tướng Chính phủ, huyện Vị Xuyên đã hỗ trợ xây dựng được 101 nhà với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng từ Quỹ Vì người nghèo, hỗ trợ làm nhà cho các gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn và từ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN và ngân sách tỉnh hỗ trợ.

Những căn nhà vững chãi được dựng lên đã trở thành chỗ dựa, tiếp thêm động lực, sự lạc quan để các hộ phấn đấu, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, thắt chặt mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Từ đó, toàn huyện giảm được 1.192 hộ nghèo, đạt 130,6% kế hoạch tỉnh giao và 108,8% chỉ tiêu của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,55% năm 2024.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Những năm qua, tỉnh Sơn La tập trung triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ những kết quả đạt được trong triển khai các Chương trình MTQG đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương theo hướng bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 phút trước
Là vùng đất giàu bản sắc với cộng đồng các DTTS cùng sinh sống, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang đẩy mạnh bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, mô hình xây dựng bản văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) và bản văn hóa dân tộc Sán Chỉ tại thôn Lục Ngù (xã Húc Động) đang được đẩy mạnh triển khai khẩn trương, hướng tới gìn giữ di sản và nâng cao đời sống người dân vùng cao.
Vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt

Vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 8 phút trước
Từ những ngày đầu tháng 5/2025 đến nay, một số hộ dân ở xã Phước Hữu thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận phản ánh tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng, người dân không đủ nước sinh hoạt, đàn gia súc không có nước uống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trực tiếp làm việc với chính quyền, lãnh đạo các đơn vị liên quan, người dân địa phương để tìm hiểu nguyên nhân vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?
Khánh Hòa: Vốn tín dụng chính sách tiếp thêm động lực để người dân thoát nghèo bền vững

Khánh Hòa: Vốn tín dụng chính sách tiếp thêm động lực để người dân thoát nghèo bền vững

Chính sách Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) đã nỗ lực giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh cho người dân. Điều này đã tiếp thêm động lực cho những hộ nghèo có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống.
Lấy ý kiến quy trình kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Lấy ý kiến quy trình kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Chính sách Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 7/5, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến quy trình kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo. Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện các Vụ, đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Sở Dân tộc và Tôn giáo các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm đối với người dân tộc thiểu số

Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm đối với người dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Trong phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan tâm tới vấn đề chính sách vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, đặc biệt là cho các đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số.
“Báu vật” của làng

“Báu vật” của làng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Rừng chè cổ thụ ở Vườn quốc gia Tà Đùng. “Báu vật” của làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những người góp phần vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Những người góp phần vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với xã hội và cộng đồng. Người có uy tín trở thành chỗ dựa tin cậy của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, là những hạt nhân, góp phần quan trọng trong xây dựng và củng cố khối đại đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kon Tum: Thêm 1 trường hợp bị sét đánh tử vong

Kon Tum: Thêm 1 trường hợp bị sét đánh tử vong

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 7/5, UBND xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà (Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn vừa xảy ra một trường hợp bị sét đánh tử vong. Hiện, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ việc lo hậu sự cho gia đình nạn nhân.
Quảng Ngãi: Đầu tư hơn 26 tỷ đồng tôn tạo Khu chứng tích Sơn Mỹ

Quảng Ngãi: Đầu tư hơn 26 tỷ đồng tôn tạo Khu chứng tích Sơn Mỹ

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho Dự án tôn tạo Di tích Quốc gia Khu chứng tích Sơn Mỹ, với tổng kinh phí hơn 26 tỷ đồng.
Du khách, phật tử chào đón Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025

Du khách, phật tử chào đón Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Duy Chí - 1 giờ trước
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesal 2025 là sự kiện trong đại, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các chùa, phật tử và du khách. Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều hình ảnh đẹp được phóng viên báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận và giới thiệu cùng bạn đọc.
Sơn La: Phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 3 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Sơn La tập trung triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ những kết quả đạt được trong triển khai các Chương trình MTQG đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương theo hướng bền vững.