Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Góp ý hoàn thiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thanh Huyền - 18:52, 05/08/2022

Ngày 5/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Nông Quốc Tuấn, Y Thông; lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình hành động phải giải quyết được mục tiêu đặt ra, đáp ứng mong mỏi của đồng bào DTTS
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình hành động phải giải quyết được mục tiêu đặt ra, đáp ứng mong mỏi của đồng bào DTTS

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc (UBDT) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động).

Trong quá trình Dự thảo Chương trình hành động, UBDT đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập và chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương tổ chức các cuộc hội thảo và gửi văn bản để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức liên quan bảo đảm trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương, UBDT đã hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động.

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm 3 điều: Điều 1, quy định các nội dung của Chương trình hành động. Điều 2, hiệu lực thi hành của Quyết định. Điều 3 quy định trách nhiệm thi hành của Thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.

Trong Chương trình hành động đề ra 12 nhóm nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu của Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đó là thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc; Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế, phát huy lợi thế, tiềm năng, đặc thù của vùng đồng bào DTTS và miền núi; Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS; Phát triển đồng bộ hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS và miền núi; Phát triển mạnh hạ tầng kinh tế số, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia về dân tộc; Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; khuyến khích khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Về y tế và dân số; Về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc; Quốc phòng, an ninh; Công tác đối ngoại; Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS.

Dự thảo Quyết định cũng đề xuất các đề án, chương trình, chính sách dân tộc đưa vào Chương trình hành động. Trên cơ sở đề xuất của các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương, UBDT đã tổng hợp được 36 đề án, nhiệm vụ đưa vào Chương trình hành động để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành thành các chính sách thực hiện tại vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của UBDT (cơ quan chủ trì Chương trình), trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình hành động và đề nghị sự phối hợp, giám sát, kiểm tra, phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động.

Toàn cảnh cuộc họp
Toàn cảnh cuộc họp

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận cho ý kiến về từng nội dung cụ thể của dự thảo Quyết định, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nhóm nhiệm vụ thực hiện Chương trình hành động; hồ sơ thủ tục, căn cứ pháp lý xây dựng Chương trình hành động…

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đánh giá cao vai trò tham mưu của Vụ Kế hoạch - Tài chính và sự phối hợp giữa các vụ, đơn vị trong việc hoàn thiện toàn bộ hồ sơ liên quan đến dự thảo Quyết định, bảo đảm các quy trình, thủ tục, đúng tiến độ.

Để dự thảo Quyết định đạt chất lượng, giải quyết được mục tiêu đặt ra và đáp ứng mong muốn của đồng bào DTTS, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị các vụ, đơn vị tiếp tục dành thời gian nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ, gửi Vụ Kế hoạch -Tài chính tổng hợp trước ngày 10/8, để bổ sung, hoàn thiện dự thảo Quyết định. Các nhiệm vụ cần bám sát các nghị quyết lớn của Trung ương, song song với chương trình của Chính phủ. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa thành kế hoạch hằng năm.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm cũng yêu cầu các vụ, đơn vị phối hợp xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS năm 2022, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023. Báo cáo cần đánh giá rõ về bối cảnh, sự tác động của đại dịch Covid -19, tác động của lạm phát, tăng giá, đứt gãy cung cầu… đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, là sự ảnh hưởng bởi độ trễ của chính sách. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ trong năm 2023 phải giải quyết những khó khăn, thách thức gì, với những chính sách mới, chủ trương mới như thế nào. Bộ trưởng, Chủ nhiệm cũng yêu cầu các vụ địa phương tăng cường công tác tham mưu, nắm tình hình, có đánh giá phân tích, thống kê, làm căn cứ xây dựng báo cáo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm cũng đề nghị các vụ, đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025; khẩn trương xây dựng kế hoạch NSNN thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Ngày 22/05, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 22/05, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 5 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.