Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng - Nhìn từ vùng DTTS và miền núi: Tháo gỡ những "điểm nghẽn" (Bài 2)

Hoàng Quý - 11:20, 25/09/2020

Việc giải ngân gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là sự trợ giúp cần thiết cho người lao động (NLĐ) giữa đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, cần phải tháo gỡ.

Nhóm lao động tự do chịu nhiều thiệt thòi do đại dịch Covid-19 gây ra
Nhóm lao động tự do chịu nhiều thiệt thòi do đại dịch Covid-19 gây ra


Người lao động vùng DTTS, miền núi khó tiếp cận

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho thấy, tính đến giữa tháng 8/2020, chỉ có hơn 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng lao động nhận được hỗ trợ với lượng giải ngân chỉ đạt 19% trong tổng kinh phí gói hỗ trợ. Tuy nhiên, nhóm được hỗ trợ đa phần là lao động thuộc khối bảo trợ, lao động là người có công, hộ nghèo. Trong khi đó, chịu tác động mạnh nhất là NLĐ tự do, nhất là lao động DTTS lại gặp khó khi tiếp cận với gói hỗ trợ này.

Như ở Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm 2020, đối với khu vực doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh có gần 2.000 NLĐ bị ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập. Nhưng theo bà Lê Thị Thủy, Trưởng Phòng LĐTB&XH huyện Quản Bạ (Hà Giang), rất khó để thẩm định nhóm đối tượng NLĐ và hộ kinh doanh. Nhất là NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp; cũng như làm các công việc: Bán hàng rong; buôn bán nhỏ lẻ không có địa chỉ cố định; thu gom rác, phế liệu; xe ôm; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe...

Hay như ở Bắc Giang, khó xác minh chính xác được trong thời gian bị mất việc làm do dịch, thu nhập của NLĐ có thấp hơn mức cận nghèo hay không, bởi thông tin này chủ yếu là người dân tự khai. Cùng với đó, các trường hợp lao động đi xa trước khi có quyết định chi trả mà muốn nhận hỗ trợ cũng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã trở lên tại nơi tạm trú...

“Tất cả những lý do khách quan này đều khiến việc triển khai gói hỗ trợ với nhóm lao động tự do chậm tiến độ”, ông Trần Văn Hà, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Bắc Giang cho biết thêm.

Tháo gỡ những điểm nghẽn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có 18 triệu lao động phi chính thức, trong đó có khoảng 60% lao động phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi, nơi có nhiều làng nghề truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác.

Lao động tự do vốn là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cứ rời công việc ra là họ rơi vào cảnh trắng tay, điều này đặc biệt đúng khi dịch Covid-19 bùng phát. Bình thường đã khó khăn, bây giờ gánh nặng cơm áo gạo tiền lại đè nặng lên đôi vai họ. Và hơn ai hết, những con người ấy mới chính là nhóm đối tượng cần nhận tiền nhất từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ.

Được biết, đối với những vướng mắc trong việc hỗ trợ NLĐ và DN trong gói 62 nghìn tỷ đồng và đề xuất kiến nghị của các địa phương, ngày 31/7/2020, Bộ LĐTB&XH đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/QĐ-TTg. Theo đó, sẽ mở rộng đối tượng thụ hưởng đối với chính sách hỗ trợ cho NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, điều chỉnh các điều kiện đối với chính sách cho vay để trả lương ngừng việc cho NLĐ.

Cụ thể, Bộ LĐTB&XH đề xuất cho các đối tượng là DN vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh (ưu tiên DN nhỏ và siêu nhỏ dưới 10 lao động), cơ sở sản xuất, kinh doanh; NLĐ tại khu vực nông thôn được vay vốn ưu đãi với lãi suất 3,96%/năm, bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh được vay tối đa là 2 tỷ đồng, đối với NLĐ là 100 triệu đồng. Thời hạn hỗ trợ lãi suất là 12 tháng đối với các khoản vay mới. Thời gian áp dụng đối với các khoản vay mới phát sinh từ ngày 1/9/2020 - 1/9/2021. Bộ LĐTB&XH ước tính hỗ trợ cho 10.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và 100.000 lao động, kinh phí khoảng 15.000 tỷ đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nỗi lo "nội bất xuất, ngoại bất nhập" của thôn Tây khi mùa mưa bão đến

Nỗi lo "nội bất xuất, ngoại bất nhập" của thôn Tây khi mùa mưa bão đến

Theo phản ánh của người dân thôn Tây, ngầm tràn nối thôn với trung tâm xã Dực Yên, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) được thiết kế nằm sâu dưới dòng suối, nên khi có mưa lớn là giao thông bị chia cắt hoàn toàn. Đã nhiều năm qua, bà con nơi đây ngậm ngùi khi thường xuyên rơi vào cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập" mỗi mùa mưa bão.
Tin nổi bật trang chủ
Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Minh Triết - 8 phút trước
Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt
Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.
Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 1 giờ trước
Lễ bỏ mả là lễ hội truyền thống lớn nhất, nổi trội nhất và quy tụ nhiều người tham dự nhất trong tất cả hệ thống lễ hội truyền thống của người Gia Rai. Lễ bỏ mả chứa đựng một kho tàng văn hóa dân gian đầy sắc màu, ở đó mọi quan niệm về vũ trụ, về thần linh, về những triết lý nhân sinh được biểu đạt một cách rõ ràng và mang những giá trị nhân văn to lớn.
“Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

“Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu"

Tin tức - Minh Thu - 1 giờ trước
Đây là chủ đề của Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, sẽ được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong tháng 12. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, tại Fesstival Hoa Đà Lạt năm nay, sẽ có nhiều chương trình đặc sắc và ấn tượng.
Để di sản hát ngâm Ariya của người Chăm vang xa

Để di sản hát ngâm Ariya của người Chăm vang xa

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 1 giờ trước
Người Chăm có một kho tàng di sản văn hoá quý giá, trong đó có hát ngâm Ariya. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, hiện nay, các văn bản chữ Chăm lưu giữ Ariya và các nghệ nhân hát ngâm Ariya đang có nguy cơ mất dần. Điều này đặt ra vấn đề giải pháp nào để bảo tồn và phát huy giá trị Ariya của người Chăm ở Bình Thuận.
Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 1 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Cao Bằng giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các công trình, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719.
Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực thoát nghèo ở A Lưới

Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực thoát nghèo ở A Lưới

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Những năm gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể. Điện, đường, trường, trạm, các mô hình sinh kế được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ đã và đang trở thành động lực quan trọng để A Lưới vươn mình.
Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Nhà ở là một trong ba nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cốt lõi nhất của mỗi người, đặc biệt là các hộ nghèo vùng DTTS và miền núi. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho Nhân dân, nhất là các hộ gia đình nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lụt vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ủy ban Dân tộc công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 30/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ. Tham dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr và lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Dân tộc.
Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Theo báo cáo của UBND huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, trong 3 năm (từ 2022 - 2024), tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện là hơn 148 tỉ đồng.