Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ lửa hạnh phúc giữa đại ngàn

PV - 10:42, 28/06/2019

Những ngôi làng của đồng bào dân tộc Ba Na, Jrai ở Gia Lai xưa kia vẫn văng vẳng đâu đó tiếng ru buồn của những bà mẹ trẻ lấy chồng từ thủa 14-15. Vậy mà hôm nay, cuộc sống của đồng bào đã hoàn toàn đổi thay. Phong trào giữ lửa hạnh phúc; chiến dịch nói không với tảo hôn, kết hôn cận huyết thống… như những cơn gió mát, mang đến luồng sinh khí mới cho bản làng.

Xây dựng gia đình mới, đẻ ít, yêu thương nhiều là mục tiêu phấn đấu ở nhiều buôn làng Tây Nguyên. Xây dựng gia đình mới, đẻ ít, yêu thương nhiều là mục tiêu phấn đấu ở nhiều buôn làng Tây Nguyên.

Cuộc cách mạng thay đổi nhận thức

Từ những ngày dồn nén tâm tư, tích tụ ám ảnh bởi những cơn say ly bì của chồng, chị Rơ Chăm H’Mai (xã Ia Lốp) hiểu rõ giá trị của sự êm ấm. Nhắc lại ngày cũ, H’Mai tâm tình: Ở các ngôi làng của người Ba Na, Jrai… trước đây, hễ cứ sểnh ra là đàn ông vất vưởng trong men rượu. Trẻ con đua nhau tảo hôn, đời sống có lúc tưởng như ngột ngạt không lối thoát. Trong vòng luẩn quẩn đó, những mâu thuẫn gia đình phát sinh hằng ngày, hạnh phúc ngọt ngào như một thứ xa vời. Nhưng rồi, cuộc “cách mạng ý nghĩ” đã làm nên những đổi thay kỳ diệu. Hội Phụ nữa xã, già làng và những Người có uy tín trong cộng đồng gõ cửa từng nhà vận động đàn ông từ bỏ rượu, không đánh vợ con, các cặp vợ chồng cam kết không cho con tảo hôn…

Trải qua tuổi thơ với những ngày lăn lóc trên nương rẫy, Rơ Mah Hiếu cùng nhiều thiếu niên khác ở xã H’Bông (Chư Sê) đã vội vã lập gia đình, gồng gánh những âu lo. Mấy đứa con ra đời, cuộc sống càng bí bách hơn nhưng vẫn muốn đẻ thật nhiều cho bằng bạn cùng trang lứa. Mah Hiếu thổ lộ: Nào đã biết chăm con thế nào đâu. Tất cả cứ theo sở thích và thói quen tự nhiên thôi. Mấy đứa trẻ chào đời cứ ốm o và khóc ngằn ngặt nên mình cũng sinh nóng nảy, gia đình lục đục. Có hôm chẳng muốn về nhà. Hàng trăm gia đình trẻ ở các làng khác cũng vậy.

Mãi đến khi được gia nhập Câu lạc bộ (CLB) Gia đình hạnh phúc, CLB Nói không với tảo hôn, thu nhận vào mình nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc gia đình, xây dựng đời sống mới, Mah Hiếu và các cặp vợ chồng tảo hôn khác vỡ lẽ ra, xây tổ ấm, nuôi con khỏe mạnh cũng phải học, nhất là hạn chế đẻ nhiều, đẻ tại nhà.

Thấy rõ hiệu quả từ các CLB Gia đình hạnh phúc, CLB nói không với tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, bà Rơ Chăm H’Hồng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai cho biết: Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung tình trạng tảo hôn còn xảy ra nhiều. Đây cũng là nguyên nhân chất lượng đời sống, hạnh phúc gia đình giảm. Vậy nên, phải nhân rộng các CLB này ra. Riêng tại Gia Lai, đã có trên 50 mô hình CLB Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, CLB Phụ nữ hạnh phúc… với hơn 1.600 thành viên tham gia.

Các thành viên ở các CLB luân phiên nhau chuyển tải các kiến thức bổ ích xây dựng đời sống gia đình. Dùng chính sự chân thành, cảm thông để hòa giải các mâu thuẫn, xung đột. Nhiều địa bàn trọng điểm như huyện Chư Sê có đến gần 20 CLB, Krông Pa có hàng trăm gia đình cũng háo hức tham gia. Tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống giảm hẳn. Từ đó, tình trạng trẻ con sinh trẻ con cũng giảm đáng kể, chấm dứt bạo lực gia đình.

Bước vào tuổi 19, sơn nữ Rơ Mah H’Đê (làng Gram, xã Ia H’Lốp) tự tin khoe: Được cán bộ và các già làng vận động, lại tận mắt chứng kiến các tình cảnh ngặt nghèo của nhiều cặp vợ chồng trẻ con, đánh chửi nhau nên chúng em quyết định khi nào trưởng thành hẳn mới lập gia đình, không tảo hôn như lớp đi trước nữa.

Đích thân dẫn vợ là H’Nham đi giao lưu cùng nhiều “phụ nữ hạnh phúc”, “giữ lửa hôn nhân”, anh Nay Trung (xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa) phấn khởi như thấy cuộc sống của mình đã lật sang một trang mới, tươi sáng hơn. Nay Trung thổ lộ rằng: Mô hình “Phụ nữ hạnh phúc” của xã mình đã hay rồi, đi giao lưu biết thêm nhiều nơi khác cũng hay không kém.

Được hơn 30 thành viên trong CLB phụ nữ hạnh phúc miệt mài truyền đạt Luật Phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới, cách tránh xa tệ nạn, chăm sóc sức khỏe sinh sản… nhiều nam giới là người DTTS ở xã Ia Kdăm đã thay đổi nhận thức. Già làng Nay Thanh thở phào: Vậy là bao đêm lăn lộn tuyên truyền đã có kết quả. Trước ngày nào cũng phải đi khuyên nhủ cánh nam nhi không đánh vợ, có ngày hòa giải 3-4 cặp. Giờ thì hiếm lắm, ai cũng hiểu ra, xây dựng cuộc sống gia đình êm ấm là mục tiêu văn minh cần hướng đến.

Lễ hội văn hóa là dịp kết nối tình đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng, dòng họ và gia đình ở các buôn làng Tây Nguyên. Ảnh TL Lễ hội văn hóa là dịp kết nối tình đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng, dòng họ và gia đình ở các buôn làng Tây Nguyên. Ảnh TL

Đoàn kết, gắn bó nhờ “chất keo” văn hóa

Ở nhiều xã, huyện biên giới ở Tây Nguyên, khi thay đổi được nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc thì nhiều buôn còn hướng đến xây dựng nơi chôn nhau, cắt rốn của mình thành làng kiểu mẫu với các tiêu chí: Đẻ ít, học nhiều, yêu thương và văn minh dần. Đặc biệt, trong những buôn kiểu mẫu ấy, cộng đồng dùng chính các “đặc sản” văn hóa truyền thống làm chất xúc tác.

Sinh ra và lớn lên ở làng Jun (xã Yang Bắc, huyện biên giới Đăk Pơ, Gia Lai), ông Đinh Yao, Trưởng thôn khẳng định: Làng mình giờ đã thành làng kiểu mẫu rồi, không còn hủ tục và đói khát như xưa. Mà, chính “đặc sản” cà kheo góp phần xây nên hạnh phúc và vinh quang đấy. Làng có mấy trăm hộ dân đều thương nhau như họ hàng cũng một phần nhờ cà kheo đấy. Không ai giận nhau quá một ngày được. Cứ giận buổi sáng, buổi tối tập cà kheo cùng nhau là hết giận ngay.

Nhiều cặp đôi còn yêu nhau từ những lần tập cà kheo. Nhiều thanh niên làng Jun khẳng định: Trước đây chúng em thích chơi trò chơi trên điện thoại, ra cả thị trấn chơi điện tử trên máy tính rồi uống rượu ly bì. Sau đó được trưởng thôn, già làng vận động tham gia đội cà kheo của làng. Càng miệt mài luyện tập càng thấy thích thú. Từ đó bỏ hẳn các trò chơi và sở thích vô bổ. Dốc đam mê vào cà kheo vừa khỏe người còn được đi biểu diễn cho khách nước ngoài ở Festival cồng chiêng Tây Nguyên, các hội thao ở Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Định...

Nhiều năm nay, nghệ nhân A Đoàn và những Người uy tín ở xã Đăk Hà (Tu Mơ Rông, Kon Tum) cũng luôn đau đáu với việc dùng chính các sản phẩm văn hóa đặc trưng lồng ghép vào các cuộc tuyên truyền xây dựng gia đình mới.

Trăn trở của A Đoàn chẳng phải ngẫu nhiên. Xẩm tối, đi quanh xã, nhìn những căn nhà lặng lẽ dưới các tán cây, mắt A Đoàn cụp xuống trầm tư. Ông thổn thức: Mình mê nghề tạc tượng từ nhỏ. Đây cũng là một trong những nét văn hóa đặc sản của Tây Nguyên.

Mỗi bức tượng được tạc ra đều mang thông điệp cả, thông điệp cho hiện tại, cho tương lai. Thực tế khó phủ nhận là vẻ đầm ấm trong các hình mẫu xưa tuột dần. Vậy nên, khi đã hình thành nên các CLB nói không với bạo lực, CLB giữ lửa gia đình rồi thì những ngày hội, ngày nông nhàn chúng tôi vẫn phải bền bỉ lý giải về ý nghĩa của các bức tượng cho mọi người hiểu và đối chiếu với cuộc sống của mình.

Chỉ tay vào bức tượng “Người đàn bà chịu khó”, A Đoàn chia sẻ: Nét đẹp thánh thiện và đáng kính nhất của phụ nữ Tây Nguyên đó là cần cù và chịu khó. Lớp trẻ giờ ham chơi lắm còn học đòi nhiều thói hư. Bức tượng này như lời nhắc nhở họ hãy quay về vẻ đẹp giản dị của mình. Đó là cái gốc bền của hạnh phúc gia đình.

Nói về chuyện được thức tỉnh nhờ tượng, thì A Linh ở xã Đăk Sao (Tu Mơ Rông) là một điển hình. Ba năm trước A Linh khá lười làm, chỉ quậy phá, uống rượu. Khi được A Đoàn truyền nghề tạc tượng, kể chi tiết về ý nghĩa những bức tượng hay những người đàn ông trách nhiệm, người đàn ông của buôn, cũng như tâm sự về lẽ sống… anh đã từng bước nhận ra cái đẹp, sự nhân nghĩa, giá trị lao động và đối xử tốt với cộng đồng. Ngay sau đó, chính A Linh cũng là người năng nổ tham dự các buổi sinh hoạt của CLB Gia đình hạnh phúc trên địa bàn huyện.

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 7 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 9 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 10 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 21 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.