Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giếng cổ Gio An

PV - 09:33, 23/10/2018

Sở hữu hệ thống giếng cổ quý báu, độc đáo có niên đại hàng nghìn năm, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị còn được mệnh danh là “miền giếng cổ”. Để bảo tồn, khai thác du lịch một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, thời gian qua, các cơ quan chức năng và huyện Gio Linh đã từng bước khôi phục nhiều giếng cổ tại địa phương.

Giếng cổ Giếng Đào vừa được hoàn thiện việc tôn tạo, đây là một trong những giếng cổ có cách sắp xếp độc đáo.

“Báu vật” 5.000 năm tuổi

Trên miền đất đỏ bazan Gio An có hệ thống những chiếc giếng cổ độc đáo hàng nghìn năm tuổi. Hệ thống giếng cổ Gio An có 14 giếng bao gồm: Giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào (thôn An Nha); giếng Gái 1, giếng Gái 2, giếng Nậy (thôn An Hướng); giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai (thôn Hảo Sơn); giếng Máng (thôn Long Sơn); giếng Pheo (thôn Tân Văn). Hệ thống giếng cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử-văn hoá cấp quốc gia vào năm 2001. Các giếng cổ hầu hết đều nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Từ xưa đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn, vẫn trong xanh và mát lạnh.

Qua những công trình nghiên cứu, các nhà khoa học xác định hệ thống giếng cổ ở Gio An được người Chăm xây dựng vào cuối thời đại đồ đá, ước tính ra đời cách đây khoảng 5.000 năm. Giếng cổ Gio An là những công trình hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, là di tích có giá trị khảo cổ, văn hoá nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay.

Hiện nay, dù cuộc sống đã đổi thay nhiều nhưng các giếng cổ vẫn là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cho người dân xã Gio An. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi các đợt mưa lũ lớn cũng như quá trình sử dụng của con người nên có nhiều giếng đã bị bồi lấp, hư hại và xuống cấp nặng. Từ tháng 9/2015, giếng Đào ở thôn An Nha sau nhiều năm bị hư hỏng nặng, đã được Trung tâm Bảo tồn và danh thắng tỉnh Quảng Trị tiến hành trùng tu, khôi phục lại. Từ thành công trong việc khôi phục giếng Đào, các năm 2016, 2017, đơn vị này tiếp tục trùng tu thêm giếng Trạng, giếng Pheo. “Trên cơ sở các giếng đã khôi phục hoàn thành, hiện nay, Trung tâm Bảo tồn và danh thắng tỉnh đang chuẩn bị triển khai khôi phục thêm các giếng Máng, giếng Gái. Các giếng đã hoàn thành trùng tu hiện nay đã phục vụ tốt việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân”, Phó Chủ tịch UBND xã Gio An, Lê Phước Hiếu cho hay.

Giếng cổ Ruộng rau xà lách, cải xoong xanh mướt nhờ nguồn nước tưới được lấy từ các giếng cổ.

Phát triển du lịch cộng đồng

Công tác đầu tư, tôn tạo hệ thống các giếng cổ và xung quanh khu vực một số giếng cổ cũng đã được huyện Gio Linh chú trọng nhằm hướng tới phát triển và khai thác du lịch cộng đồng từ năm 2018, định hướng đến năm 2020. Ông Dương Đức Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết, huyện đã chọn thôn An Nha là thôn đầu tiên phát triển du lịch cộng đồng để từ đó nhân rộng mô hình ra các thôn khác như: Hảo Sơn, An Hướng... “Sắp tới huyện sẽ đưa hệ thống giếng cổ Gio An vào chuỗi du lịch của huyện gồm: Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn-Giếng cổ Gio An-Biển Cửa Việt-Tượng đài quân bưu Dốc Miếu-Đôi bờ di tích Hiền Lương, Bến Hải. Đây là tuyến du lịch mũi nhọn và kỳ vọng việc đưa Gio An là một điểm đến về du lịch trên địa bàn huyện sẽ thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển xứng tầm với giá trị của di tích lịch sử- văn hóa độc đáo này”, ông Hạnh cho hay.

Vừa qua, huyện Gio Linh cũng đã hỗ trợ 200 triệu đồng làm đường bê tông dẫn đến giếng Đào dài 320m. Tiếp đó, huyện hỗ trợ thêm 200 triệu đồng làm du lịch cộng đồng tại thôn An Nha với những phần việc như: Làm hàng rào đá tự nhiên đến tận giếng, tạo cảnh quan sinh thái, hàng rào cây xanh, đường hoa, hình thành các bờ đá quanh ruộng xà lách, cải xoong…

Giếng cổ Cụm giếng cổ ở thôn Hảo Sơn được đánh giá là đẹp nhất và có vị trí nằm ở trung tâm của xã Gio An.

 

Ngoài việc đầu tư tôn tạo hệ thống giếng cổ, xã Gio An cũng đã tập trung bảo tồn và phát huy các kiến trúc có tại địa phương gắn với kêu gọi đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn xã. Hình thành và phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, gắn với xây dựng nhãn mác, thương hiệu sản phẩm, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm đặc sản của địa phương gồm: Rau xà lách xoong, khoai từ, khoai tía, khoai lang, gà đồi, tinh bột nghệ, hồ tiêu... Hiện nay, ngày càng có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước bắt đầu đến thăm quan hệ thống giếng cổ Gio An, thưởng thức đặc sản địa phương.

Ở Gio An không chỉ có hệ thống giếng cổ quý giá mà còn có nhiều địa điểm độc đáo có tiềm năng lớn để phát triển du lịch như đồi Cồn Tiên, di tích Binh đoàn 559, chùa Long Phước. Đây đều là những di tích lịch sử-văn hóa độc đáo gắn với những dấu mốc lịch sử của địa phương, đất nước. “Chúng tôi kỳ vọng trong tương lai gần, ngành Du lịch tỉnh Quảng Trị sẽ phát triển “tam giác du lịch”: Hệ thống giếng cổ-Đồi Cồn Tiên-chùa Long Phước” để tạo thành điểm nhấn liên hoàn du lịch trên địa bàn xã để thu hút được đông đảo du khách gần xa”, ông Hồ Xuân Hải, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết.

ĐỨC VIỆT

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ cầu mưa ở Tây Nguyên: Mạch nguồn tín ngưỡng giữa nhịp sống hiện đại

Lễ cầu mưa ở Tây Nguyên: Mạch nguồn tín ngưỡng giữa nhịp sống hiện đại

Tây Nguyên, vùng đất nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, còn là nơi lưu giữ nền văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, Ba Na… Những nghi lễ truyền thống tại đây phản ánh đời sống tâm linh, lịch sử và sự gắn kết mật thiết giữa con người với thiên nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa này đang đứng trước nhiều thách thức.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng toàn văn thư của Thủ tướng.
Nhà máy về bản

Nhà máy về bản

Phóng sự - An Yên - 2 giờ trước
Sau rất nhiều lời chào mời của địa phương, một nhà máy may đã được vận hành tại huyện miền núi Con Cuông, bước đầu đã thu hút gần 1.000 lao động vùng miền Tây xứ Nghệ. Nhà máy về bản đã giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề về ly nông không ly hương, giảm áp lực cuộc sống lên rừng, lên rẫy, tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định… cho những cư dân miền núi.
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Trang địa phương - Thu Oanh - Tiến Vinh - 2 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc tết, tặng quà cán bộ, công nhân viên chức Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang.
Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, địa phương phấn đấu trong năm 2025 có thêm 70 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Xã hội - Đoan Phụng - 2 giờ trước
Hòa trong không khi vui tươi, phấn khởi của chuỗi các hoạt động “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025, tại UBND xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Dân tộc - Tôn Giáo và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, giá trị di sản văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, nổi trội để thu hút du khách trong nước, quốc tế và các nhà đầu tư, từ ngày 25/4, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức Chương trình Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Dự Họp mặt có: Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Trung Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ. Cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo là người dân tộc Khmer sinh sống và làm việc tại TP. Cần Thơ; các vị Người có uy tín là dân tộc Khmer.
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Trang địa phương - Khánh Ngân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/04/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.
Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - 3 giờ trước
Ngày 11/4, tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện sở, ban, ngành và hơn 200 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ hưu trí, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Sản phẩm - Thị trường - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Bình Liêu (Quảng Ninh) - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cánh rừng xanh bạt ngàn, là nơi sinh trưởng lý tưởng của nhiều loại cây lâm nghiệp giá trị. Bên cạnh cây hồi vốn đã gắn bó từ lâu, quế cũng là một "loài cây của đất", hòa quyện tuyệt vời với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, để vươn lên mạnh mẽ.