Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Gặp người lính trong đoàn binh Tây Tiến

Thiên Đức - 07:20, 25/04/2021

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” là câu thơ nổi tiếng trong bài "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng. Bất ngờ và đầy thú vị, trong một chuyến công tác, chúng tôi có may mắn gặp được 1 trong những người lính trong binh đoàn Tây Tiến năm xưa. Đó là cụ Bùi Văn Sự, dân tộc Mường, ở xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Cụ Bùi Văn Sự - người lính trong binh đoàn Tây Tiến năm nào
Cụ Bùi Văn Sự - người lính trong binh đoàn Tây Tiến

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…”

Mặc dù đã tuổi đã cao, nhưng cụ Bùi Văn Sự vẫn còn rất tỉnh táo khi nhớ về quãng đời chiến đấu trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Cụ Sự vốn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khổ lam lũ, khi còn nhỏ cụ phải đi ở cho dòng dõi quan lang. 

Được sự giác ngộ của cách mạng, cụ Sự đã tham gia binh đoàn Tây Tiến ngay từ khi mới thành lập. Trong kí ức của người lính già Bùi Văn Sự, những năm tháng trong binh đoàn Tây Tiến là khoảng thời gian đẹp đẽ, thiêng liêng và hào hùng nhất.

Theo cụ Sự, thành phần của “đoàn quân không mọc tóc” khá phong phú, có cả những người là sinh viên, tạm gác bút nghiên lên đường chiến đấu; lại có những người dân tộc thiểu số quen đi nương, đi rẫy cùng tụ họp về đây để sống và chiến đấu cho một nhiệm vụ thiêng liêng, mang lại sự độc lập tự do cho nước nhà. Chính sự đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi đó đã khiến họ trở thành tri kỉ của nhau. 

Cụ Sự nhớ lại những cuộc hành quân trong rừng rậm, dưới những cơn mưa rừng xối xả lạnh buốt, thú dữ luôn rình rập khắp nơi, cùng điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt. Quân trang khi đó của những người lính Tây Tiến, chỉ là những bộ quần áo sờn và đã bạc màu để chống chọi lại với cái lạnh đến tê buốt thịt da của núi rừng. Trang thiết bị vũ khí thì thiếu thốn, đơn sơ. 

Nguồn thực phẩm khi đó của binh đoàn chủ yếu lấy từ rừng như rau, củ quả. Hiếm hoi lắm, mới có thực phẩm là thịt muối (7 phần muối trộn 1 phần thịt), gạo cũng không đủ no. Chính vì thế, chỉ trong khoảng thời gian vài tháng hành quân, cụ Sự đã đau lòng tận mắt chứng kiến gần 200 đồng đội ngã xuống.

Đời sống vật chất tuy gian khổ, thiếu thốn là thế, nhưng vượt lên tất cả là tình đồng đội, đồng chí, đặc biệt là tình cảm quân dân cá nước. Trong hồi ức của cụ Sự, tình cảm của đồng bào đối với các chiến sỹ vô cùng ấm áp. Nhiều trạm y tế do chính người dân lập ra để chữa trị cho căn bệnh sốt rét quái ác hành hạ các chiến sỹ. Những ngôi nhà sàn của người dân xứ Mường khi đó đều trở thành địa điểm nuôi giấu và chữa trị cho những người lính. 

Do điều kiện thuốc thang khi đó vô cùng thiếu thốn, lại khó khăn trong quá trình vận chuyển, nên nhiều bài thuốc dân gian từ cây cỏ rừng đã được đồng bào sử dụng để cứu giúp các chiến sỹ trong binh đoàn. Gian khổ, thiếu thốn là vậy, nhưng vẫn không thể làm nhụt ý chí chiến đấu của những chiến sỹ anh hùng. Họ vẫn hành quân và giành nhiều chiến công vang dội. 

Miền núi Hòa Bình hôm nay đang từng ngày thay da đổi thịt
Miền núi Hòa Bình hôm nay đang từng ngày thay da đổi thịt

Cho đến bây giờ, cụ Sự vẫn nhớ như in chiến công oanh liệt của người đồng chí và cũng là người đồng hương Bùi Văn Chơ. Đó là một ngày đầu năm 1948, cụ Chơ được cho nghỉ phép, nhưng trước sự tấn công dồn dập của địch, cụ Chơ vẫn quyết tâm ở lại đánh giặc.

Bằng sự mưu trí và dũng cảm của mình, một mình cụ Chơ đã giật mìn giết chết 24 tên địch. Mùng 2/9 năm đó, cụ Chơ đã được vào gặp và báo công với Bác Hồ kính yêu. Chính tay Bác đã tặng cụ chiếc áo rét trấn thủ làm kỉ niệm.

Nhắc đến người bạn của mình, cụ Sự không khỏi trầm ngâm. Cụ Sự tâm sự: “Nhanh thật, thấm thoắt mà đã qua 3/4 thế kỷ, cụ Chơ cùng nhiều anh em đồng chí khác giờ đã thành người thiên cổ hết rồi”.

Giữ vững tinh thần

Sau khi rời quân ngũ với quân hàm thượng úy, cụ Sự tiếp tục về công tác và đóng góp cho địa phương ở Ban Tuyên giáo huyện Lạc Sơn (nay được tách ra là Tân Lạc và Lạc Sơn). Trong thời kỳ đó, cụ đã không ngừng động viên thanh niên lên đường nhập ngũ chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Hòa bình lập lại, cụ Sự vẫn luôn trăn trở với việc tìm tòi và lưu giữ tài liệu về binh đoàn Tây Tiến. Chia sẻ với phóng viên, cụ Sự đã cho chúng tôi xem chồng tài liệu ố vàng ghi chép tỉ mỉ về ngày tháng thành lập và những chiến công của binh đoàn Tây Tiến. Tiếc rằng, những dòng chữ chép tay này đang bị phôi pha theo thời gian.

Cụ Sự chia sẻ thêm, sau hòa bình lập lại, cụ cũng tích cực tham gia Ban Liên lạc của binh đoàn Tây Tiến năm xưa. Sau nhiều nỗ lực, những người lính trong binh đoàn Tây Tiến ở Hòa Bình đã có nhiều dịp được gặp nhau năm 2004. Trong lần gặp mặt đó có 365 người, riêng huyện Tân Lạc có 22 người và xã Ngọc Mỹ là 6 người.

Giờ đây, tóc cụ Sự cùng đồng đội của mình đã bạc trắng màu thời gian. Nhưng những ký ức hào hùng cùng tinh thần của cụ sẽ luôn là điểm tựa để lớp lớp thế hệ thanh niên noi gương tự hào.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 3 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 4 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 5 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 10 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 12 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 13 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 24 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.