Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Gặp lại ở Hố Quáng Phìn...

Vũ Mừng - 13:07, 22/01/2025

Trời đã tang tảng sáng, nhưng khắp các đỉnh núi, vạt nương và bản làng còn chìm trong biển sương mù. Sương uyển chuyển. Lúc êm chảy từng dòng, khi đứng lặng hình cái vòng cổ bạc ôm ngọn núi, rồi theo gió tản ra len lỏi khắp các lối đi, tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp buổi sớm thêm đượm... Giờ này có lẽ Hố Quáng Phìn cũng đã thức giấc!

Cung đường từ Thị trấn Đồng Văn về xã Hố Quáng Phìn
Cung đường từ Thị trấn Đồng Văn về xã Hố Quáng Phìn

Phải mấy dịp lên công tác ở Hố Quáng Phìn, tôi mới tự cắt nghĩa được vì sao nơi này lại nhiều khó khăn đến thế! Ở nơi mùa Hè nắng nẻ cành lim, mùa Đông rét co hòn đá, cách huyện lỵ gần 40 cây số, nhìn đâu cũng chỉ thấy điệp trùng đá xám chen nhau, chót vót, vời vợi… Dù có đi từ trung tâm huyện Đồng Văn vào, từ huyện Yên Minh sang, hay tới đây bằng con đường xuyên qua mấy xã của huyện Mèo Vạc thì nẻo nào cũng xa, cũng vòng vèo, cheo leo trên sườn núi dốc.

Ai lên vùng đá ấy vào những tháng cuối năm đều bảo nơi này như cái túi đựng gió, đựng sương, đựng mưa phùn và cả giá buốt. Khoảng thời gian này cây trồng không bám rễ, gieo hạt không nứt chồi. Nhà nào nhà nấy lấy lá chuối nút hết các lỗ cửa sổ. Chân không muốn bước qua bậu cửa. Bếp trong nhà lúc nào cũng rừng rực cháy. Thế nhưng bất chấp cái lạnh, đám trẻ vùng cao vẫn hồn nhiên như đá núi, cây rừng. Chúng lẫn vào những eo đá đốt lửa nướng bí ngô, hay hun khói vào hang xua đuổi đám chuột chạy ra ngoài rồi đùa nhau cười vang cả một góc núi.

Hố Quáng Phìn là một bản nhỏ nằm cách trung tâm xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vài cây số. Đây là nơi sinh sống của 66 hộ gia đình, 309 nhân khẩu. 100% là đồng bào dân tộc Mông.

Thôn Hố Quáng Phìn, xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Thôn Hố Quáng Phìn, xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Năm ngoái, tôi lên bản khi mùa khô vừa chớm bắt đầu. Buốt giá ngấm qua mấy lần áo vào tới tận da thịt. Cả tuần công tác, tôi ở lại cùng gia đình anh Giàng Mí Cấu và chị Ly Thị Và. Công việc chính của anh Cấu là phụ xây ở những địa phương lân cận. Chị Và ở nhà, ngày nào không đi nương, không đi củi, thì tẽ ngô, se lanh, dệt vải... Sinh hoạt gia đình và ăn học của 2 cháu Giàng Mí Chính, Giàng Thị Chở trông cả vào nguồn thu khoảng 3 - 4 triệu đồng của anh Cấu nên khó khăn còn nhiều lắm!

Mỗi năm, cả nhà xuống giống 4 cân ngô, thu về 7 tải (mỗi tải khoảng 140 cân), tính ra vỏn vẹn được hơn 1 tấn. Giọng anh nghẹn lại như dòng nước gặp bờ chắn: “Số ngô ấy chẳng đủ ăn và chăn nuôi, nói gì tới chuyện bán”. Thế rồi đến tháng 7/2024 vừa rồi, anh Giàng Mí Cấu là một trong số 49 hộ dân của thôn Hố Quáng Phìn được tham gia Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Dạo đó, tôi chăm chú lắng nghe anh kể và mường tượng lại những niềm vui mà anh nói, rồi ghi lại trong cuốn sổ tay công tác: “Ngày biết tin được Nhà nước hỗ trợ tiền để nuôi bò sinh sản, mấy tối liền, anh Cấu nằm gối tay trằn trọc không ngủ được. Mừng thì đã hẳn, nhưng đắn đo xem chọn con giống thế nào... Một con bò! Chà... Một con bò lớn bằng số tài sản tích góp bằng hàng chục năm trồng ngô. Hay tính theo lương đi làm, thì dễ đến phải mất hằng năm tích góp, tiết kiệm của hai vợ chồng mới có được.

Nghĩ thế, anh Cấu bàn với vợ, bên xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc kế bên có bò giống, nhưng cũng cứ phải sang xem tận mắt con bò mẹ thì mới yên tâm dắt bò về nuôi được! Rồi con bò sinh ra con bê, khiến cái nghèo bị lùa ra khỏi nhà để đón niềm vui ùa vào rôm rả”. Hôm nay, anh vẫn nhớ lời hứa của tôi: “Chừng nào khi nhà anh có thêm con bê sẽ trở lại thăm gia đình”. Và thế là anh gọi điện, nhắc đi nhắc lại: “Phải lên nhé, phải lên nhé”!

Phó Chủ tịch xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Lầu Mí Thàng thông tin: “Mức thu nhập hiện tại của các hộ khi chưa tham gia dự án là 12 triệu đồng/hộ/năm, dự kiến sau khi tham gia dự án sẽ nâng lên 18,5 triệu đồng/hộ/năm. Đây là tiền đề để xã Hố Quáng Phìn hướng tới mục tiêu 100% số hộ sau khi tham gia dự án sẽ thoát nghèo”.

Với sự giúp sức của chủ trương, chính sách anh Giàng Mí Cấu đang nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Với sự giúp sức của chủ trương, chính sách anh Giàng Mí Cấu đang nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Ngừng một lát anh hồ hởi: “Chị cũng theo học lớp dạy nghề nông nghiệp thì làm thuê bên trang trại trồng hoa hồng ở Phó Bảng. Hôm nay xin nghỉ một buổi để đưa thằng Chính, cái Chở đi chợ huyện, mua cho hai đứa vài bộ quần áo chuẩn bị cho năm mới. Giờ này cũng sắp về rồi. Cán bộ xã Lầu Mí Thàng có kể nhà báo sắp về xuôi đón Tết cùng gia đình nên chị Và khăng khăng muốn mời nhà báo lên để ăn bữa cơm Tết với gia đình trước rồi mới được về”.

Vẫn anh Cấu, vẫn bản Mông mình đó thôi mà khung cảnh và con người nơi đây đã khác hẳn với lần đầu tiên tôi tới. Tất cả những điều mắt thấy, tai nghe hôm nay đều khiến người ta dễ liên tưởng đến một tương lai gần có nhiều ấm no, sung túc.

Bấy giờ, ngoài bờ rào đá, mấy con chim vàng anh từ đâu bay về như cũng đang ngóng đợi tới ngày xuân nắng ấm. Chúng lích rích đậu trên cành mận rồi lại chuyền sang cành đào đã điểm mấy bông hoa nở sớm phơn phớt hồng. Bên trong chuồng, đàn bò “giục” cỏ, chốc chốc lại dụi đầu vào vách gỗ kêu lộc cộc. Vàng anh giật mình, cả đàn bay vút lên cao...

Cao nguyên đá Hà Giang những ngày cuối năm 2024.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng... Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Media - BDT - 7 phút trước
Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Media - BDT - 7 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Khắc phục sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú

Kon Tum: Khắc phục sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có thông tin phản ánh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp (Ban QLDA) tỉnh Kon Tum đã kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thi công xử lý khắc phục ngay sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú, Tp. Kon Tum, nhằm bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội “Hương sắc bản mông”. Nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu. Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề

Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề "Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng”

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 16/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã khai mạc Trưng bày chuyên đề “Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng".
Cảnh báo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra từ nay đến tháng 10

Cảnh báo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra từ nay đến tháng 10

Môi trường sống - Minh Nhật - 2 giờ trước
Các chuyên gia khí hậu thủy văn thông tin, dự báo từ tháng 5 - 10/2025, trên cả nước sẽ xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Tin tức - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Sáng 16/04, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn quy trình, thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã. Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/4.