Youtuber (người làm Youtube) đã trở nên rất thịnh hành trong xã hội ngày nay. Làm Youtube đang được coi là một nghề đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng về công nghệ thông tin cao để tạo ra các Video chất lượng. Lựa chọn chủ đề về văn hóa, bản sắc dân tộc, cùng cách thể hiện mộc mạc, chị Tằng Liên, dân tộc Dao (nhóm Dao Thanh Y), xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã tạo nên một kênh Youtube thực thụ của bản Dao. Hiện tại, các Clip của chị đã góp phần đưa văn hóa dân tộc Dao đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Trên mảnh đất sinh sống và định cư nhiều đời, người Dao ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) luôn biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời hòa nhập và phát triển cùng với các dân tộc khác như Mông, Thái, Khơ-mú…
Bằng những chương trình hành động cụ thể, thiết thực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Ba Vì, huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) ngày càng được nâng lên. Trong niềm vui, hân hoan, Ba Vì bước vào Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với quyết tâm tiếp tục phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải nghỉ học từ năm lớp 9, nhưng với khát khao và nỗ lực phi thường, một cô gái dân tộc Dao đã giành được học bổng tiếng Anh toàn phần của Chương trình “Giúp đỡ thanh niên nghèo yếu thế”. Điều đáng quý là cô gái Phàn Thị Chấu, ở thôn Lùng Thiềng, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) còn mở một lớp học đặc biệt để dạy ngoại ngữ cho các em nhỏ ở địa phương.
Nghệ sĩ Đồng Đăng, dân tộc Dao, sinh năm 1956, sống tại TP. Thái Nguyên là Hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam; Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS tỉnh Thái Nguyên. Hiện anh đang đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Chi hội Nhiếp ảnh TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Từ những cống hiến tâm huyết cho công việc sáng tạo nghệ thuật, anh đã gặt hái được nhiều giải thưởng cao tại các hội thi, liên hoan về nhiếp ảnh của khu vực miền núi phía Bắc.
Sáng ngày 14/9, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, bà Mai Linh Nhâm, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc đã đến thăm hỏi và hỗ trợ cho 2 bé song sinh Nguyễn Bảo Anh và Nguyễn Ngọc Anh là con gái của anh Nguyễn Văn Vỹ và chị Bàn Thị Mai (thôn Trại Đát, xã Tuân Lộ, Sơn Dương, Tuyên Quang) đang điều trị tại khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương.
Từ năm 2016, tỉnh Lào Cai thực hiện thí điểm chính sách hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư. Theo đó, các hộ gia đình và cộng đồng có đất quy hoạch là rừng sản xuất sẽ tự tổ chức trồng, sau khi rừng trồng được nghiệm thu, Nhà nước sẽ thanh toán cho người trồng rừng phần vốn theo qui định. Cơ chế hỗ trợ này đã và đang khuyến khích người dân ở huyện Bảo Yên (Lào Cai) chủ động đầu tư, phát triển kinh tế rừng, thay thế những cây trồng kém hiệu quả.
Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp can thiệp, giáo dục nhưng nhiều năm nay, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn gia tăng.
Khoảng 10 năm trở lại đây, cây quế đã được người dân xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên (Yên Bái) đưa vào trồng và phát triển thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao, giúp giảm nghèo bền vững.
Với quyết tâm, ý chí vượt khó và sự nhiệt tình trong công tác xã hội, anh Vương Văn Cường (sinh 1982), dân tộc Dao ở thôn Tân Sơn, xã Minh Tân (Vị Xuyên, Hà Giang) được nhiều người biết đến là Trưởng thôn tận tụy, gương mẫu với công việc.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Câu ca này đã in sâu trong tâm thức của mỗi người con đất Việt từ nhiều đời nay.
Suốt 30 năm qua, có một người đàn ông luôn âm thầm băng rừng vượt suối để bảo vệ cột mốc biên cương. Ông là Phan Định Xiết, dân tộc Dao ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Giờ đây, tuy chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng nhiệt huyết bảo vệ biên cương, lãnh thổ quốc gia trong ông vẫn không hề thuyên giảm.
Luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động của thôn, bản, phum sóc; được dân mến, dân tin yêu… đội ngũ những Người có uy tín đang âm thầm, lặng lẽ đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Họ xứng đáng được tôn vinh, biểu dương, khen ngợi. Dưới đây là những tấm gương như thế.
Trong số các đại biểu tham dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc năm 2017 tại Hà Nội, có nhiều Người có uy tín là những nghệ nhân văn hóa tiêu biểu.
Có dịp lên Hà Giang, dự các nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, sẽ thấy trong mâm lễ hay trên bàn thờ một loại giấy xếp thành từng tệp, nhấc ra mỗi tờ mỏng tang, được in hoa văn. Đồng bào dân tộc Dao gọi đó là giấy bản.
Tỉnh Tuyên Quang hiện có 1.229 Người có uy tín trong vùng DTTS. Trong những năm qua, Người có uy tín luôn gương mẫu, vận động người dân khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế-xã hội và được đồng bào DTTS tin tưởng noi theo.
“Mình là người dân tộc Dao nên hiểu tâm lý của đồng bào, do vậy, việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với bà con thuận lợi hơn”. Đó là tâm sự của Đại úy Phùn Văn Dũng, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Quảng Đức, thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ninh.