Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu: Cần công khai, minh bạch

Thúy Hồng - 15:57, 16/03/2023

Bình ổn giá xăng dầu luôn là vấn đề nóng ảnh hưởng đến đời sống của người dân và doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được cử tri cả nước quan tâm, Quốc hội bàn thảo. Do vậy, việc bình ổn giá mặt hàng xăng dầu được đề xuất phải công khai, minh bạch, sớm có lộ trình để đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường

Theo Bộ Công thương, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật
Theo Bộ Công thương, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật

Quỹ bình ổn - công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước

Thời gian qua, để bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất nhiều phương án quy định đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2013 về kinh doanh xăng dầu để lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất không nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Bộ Công thương đã đề xuất 3 phương án đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Một trong ba phương án được Bộ này đưa ra là, tiếp tục giữ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá xăng dầu, tuy nhiên có sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá cụ thể. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ can thiệp điều hành giá thông qua việc điều chỉnh mức trích lập, chi Quỹ bình ổn giá khi giá xăng dầu công bố kỳ này so với kỳ công bố giá liền trước có biến động tăng từ 10% trở lên hoặc giảm từ 7% trở lên.

Theo dự thảo của Bộ Công Thương, thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm" nhằm góp phần bình ổn giá trong trường hợp cần thiết, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

"Do Quỹ bình ổn giá, là công cụ linh hoạt duy nhất để Nhà nước có thể điều hành mức tăng giảm giá xăng dầu trong từng kỳ điều hành. Nếu bỏ Quỹ bình ổn giá, sẽ đồng nghĩa với việc bỏ điều hành giá xăng dầu", dự thảo của Bộ Công Thương nêu.

Góp ý vào dự án Dự thảo Luật Giá sửa đổi tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 15/3, đã có nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu vì: Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

"Cần phải có đánh giá riêng để xử lý các vấn đề Quỹ bình ổn giá xăng dầu xem công khai, minh bạch ra sao để bảo đảm hoạt động đúng"

Ông Vũ Hồng ThanhChủ nhiệm Ủy ban Kinh tế

Thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò “điều hòa”, góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động giá, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, cần giữ quy định về quỹ trong luật nhằm tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm tổ chức thực hiện với các trường hợp cần thiết phát sinh.

Theo ông Cường, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, cần có sự điều hành của Nhà nước; khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở; khi chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài; khi lượng dự trữ xăng dầu còn mỏng thì việc bỏ Quỹ là chưa phù hợp.

Cần công khai, minh bạch Quỹ bình ổn xăng dầu

Bên cạnh những ý kiến đồng tình với việc giữ Quỹ bình ổn xăng dầu, thì còn có một số ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ, bởi đây là quỹ tài chính do người tiêu dùng chi trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành, chưa có quy định về thời hạn hoạt động của quỹ...

Nhiều đại biểu quốc hội cho rằng muốn duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu thì cần công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng Quỹ
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, muốn duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu thì cần công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng Quỹ

Hiện nay, giá xăng dầu trong nước đã liên thông với giá thế giới, việc lập quỹ là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất. Trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể sử dụng những công cụ khác như thuế, phí hoặc hỗ trợ trực tiếp đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề từ giá xăng dầu tăng cao.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, tại phiên giải trình vừa qua, đánh giá về hiệu quả sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhiều đại biểu cho rằng chưa bảo đảm đúng mục đích sinh ra Quỹ là để thu vào khi giá xuống, chi ra khi giá tăng cao để giữ sự điều chỉnh không tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến mặt hàng khác. Ông Thanh đưa dẫn chứng cụ thể vào ngày 21/6/2022 khi giá cao đỉnh điểm nhưng không có sự tác động gì của Quỹ bình ổn xăng dầu để kéo giá xuống.

Ông Thanh nêu quan điểm, nếu giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì cần phải khắc phục những khiếm khuyết tồn tại của việc điều hành Quỹ thời gian vừa qua và cần có đánh giá tác động riêng về vấn đề này. "Cần phải có đánh giá riêng để xử lý các vấn đề Quỹ bình ổn giá xăng dầu xem công khai, minh bạch ra sao để bảo đảm hoạt động đúng", ông Thanh nêu.

Theo đó, nhiều đại biểu cũng cho rằng, để tiếp tục duy trì, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng Quỹ.

Từ thực trạng thị trường xăng dầu thời gian qua cho thấy, Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước. Tuy nhiên để Quỹ bình ổn giá xăng dầu được hoạt động hiệu quả, Chính phủ cần đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn lực, việc sử dụng Quỹ; đồng thời nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi có biến động, đồng thời có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Thủ tướng gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023 của đồng bào dân tộc Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Thủ tướng Chính phủ.
Công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tin tức - Quỳnh Trâm - 22:21, 31/03/2023
Chiều 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự hội nghị có ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tin trong ngày - 31/3/2023

Tin trong ngày - 31/3/2023

Media - BDT - 20:00, 31/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc tại tỉnh Lai Châu; Tổng kết Chương trình phối hợp về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; Kiểm tra, xử nghiêm việc tập kết hàng nghìn tấn lưu huỳnh ven sông Lô; cùng các tin tức thời sự khác.
Kỹ thuật trồng rong nho mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật trồng rong nho mang lại hiệu quả kinh tế cao

Bạn của nhà nông - Như Ý - 19:56, 31/03/2023
Rong nho là một loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao với các nguyên tố vi lượng như Iốt, kẽm, Kali, Canxi... đặc biệt là chứa nhiều các Vitamin quan trọng như Vitamin A, Vitamin C. Để trồng rong nho hiệu quả kinh tế cao bà con cần lưu ý đến việc lựa chọn vị trí trồng rong nho, kỹ thuật chọn giống và thả giống, mùa vụ trồng, quản lý, chăm sóc, công tác sơ chế, bảo quản, công tác vận chuyển…
Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi Video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi Video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Pháp luật - PV - 16:53, 31/03/2023
Ngày 31/3, Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn, lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi Video nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi Video với nội dung vay, mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội.
18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc

18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc

Sức khỏe - PV - 16:52, 31/03/2023
Ngày 31/3, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam Nguyễn Hữu Trung cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc thức ăn khiến 18 em học sinh nhập viện.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Gia Lai: Xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hộ nghèo huyện Ia Pa

Gia Lai: Xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hộ nghèo huyện Ia Pa

Nhịp cầu nhân ái - Ngọc Thu - 16:51, 31/03/2023
Ngày 31/3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phối hợp với Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Hội LHPN huyện Ia Pa khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” và tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo tại địa phương.
Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16:45, 31/03/2023
Ngày 31/3, Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có Chủ tịch Công Đoàn viên tỉnh Đắk Lắk Phan Minh; Phó trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh và 24/24 đoàn viên Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc. Sau nửa ngày làm việc tích cực, Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc Đắk Lắk kết thúc thành công, tốt đẹp.
Đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án được dư luận xã hội quan tâm

Đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án được dư luận xã hội quan tâm

Văn bản chính sách mới - BĐT - 16:40, 31/03/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tin tức - Mai Hương - 16:10, 31/03/2023
Ông Đoàn Minh Huấn - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản vừa được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Xã hội - Văn Hoa - 15:47, 31/03/2023
Ngày 31/3, tại Trại giam Ngọc Lý (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023.