Analytic
Thứ Tư, ngày 09 tháng 04 năm 2025, 22:28:15

Đưa múa bát của người Tày thành sản phẩm du lịch ở Bắc Kạn

Thanh Thuận - 08:57, 26/08/2024

Người Tày ở Bắc Kạn có một điệu múa cổ rất ấn tượng, đặc sắc gần đây mới được quảng bá và biết đến nhiều hơn, đó là điệu múa bát. Hiện nay, múa bát không chỉ được biểu diễn trong các lễ hội, hoạt động văn nghệ quần chúng mà còn trở thành sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong hành trình khám phá và trải nghiệm vùng cao Bắc Kạn.

Màn múa bát với sự tham gia của 250 người tại Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể năm 2024.
Màn múa bát với sự tham gia của 250 người tại Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể năm 2024

Đặc sắc  múa bát

Lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến múa bát của người Tày, là màn biểu diễn tập thể của 250 nghệ nhân, diễn viên tại Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể năm 2024. Trước khung cảnh hùng vĩ của những rặng núi soi bóng dưới làn nước xanh ngắt, cảnh sắc thiên nhiên đẹp như một bức tranh thủy mặc của hồ Ba Bể, các nghệ nhân, diễn viên trong trang phục áo chàm truyền thống của dân tộc Tày, đầu vấn khăn, đôi tay cầm chắc chiếc bát, đôi đũa  nhịp nhàng, linh hoạt nhưng không thiếu sự uyển chuyển, duyên dáng thể hiện các động tác trong tiếng gõ bát lách cách rộn ràng. Màn trình diễn múa bát thật ấn tượng, là điểm nhấn vô cùng đặc sắc tại lễ hội.

Nghệ nhân dân gian Hà Sĩ Hoàn (68 tuổi) - người có nhiều công lao truyền dạy múa bát của dân tộc Tày chia sẻ: Múa bát là nghệ thuật trình diễn dân gian quan trọng trong các dịp Tết, lễ hội truyền thống của người Tày. Trong số những làn điệu dân ca, dân vũ của người Tày, múa bát có sự phổ biến rộng rãi nhất. Múa bát gắn với đời sống, sinh hoạt và sản xuất hằng ngày của đồng bào Tày. Có thể nói, ở đâu có người Tày, ở đó có múa bát.

Điệu múa bát được người Tày biểu diễn nhiều trong các lễ hội mùa xuân. (Trong ảnh: Màn múa bát trong Lễ hội Lồng Tồng năm 2024, xã Quân Hà, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn).
Điệu múa bát được người Tày biểu diễn nhiều trong các lễ hội mùa xuân. (Trong ảnh: Màn múa bát trong Lễ hội Lồng Tồng năm 2024, xã Quân Hà, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn)

Nhiều người Tày nói, múa bát mô phỏng lại các động tác ươm tơ, dệt vải của người Tày từ xa xưa. Tiếng gõ bát lúc trầm, lúc bổng như thay cho lời kể, lời tâm tình của những người phụ nữ Tày về những vất vả trong việc ươm tơ, dệt vải, qua đó còn thể hiện khát vọng của các bà, các chị về cuộc sống đủ đầy.

Cũng có người cho rằng, điệu múa bát xuất phát từ nghi lễ cầu mùa hoặc lễ mừng cơm mới của đồng bào nên đạo cụ chính là chiếc bát, đôi đũa được bà con sử dụng trong bữa ăn hằng ngày... Qua các điệu múa, người dân thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong một mùa màng bội thu và duy trì sự đoàn kết trong cộng đồng.

Chị Nông Thu Biến, Đội trưởng Đội văn nghệ dân gian thôn Cốc Tộc, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể cho biết, điểm đặc biệt của múa bát, chính là việc người múa sử dụng bát và đũa gõ vào nhau tạo ra âm thanh. “Những động tác múa của múa bát người Tày thường mang tính linh hoạt, đòi hỏi sự điều chỉnh chính xác và sự đồng bộ giữa những người bạn diễn. Nhịp điệu và các động tác múa bát không khó, không cầu kỳ để bất cứ ai, từ già đến trẻ đều có thể tham gia nên có sức lôi cuốn rất lớn đối với cộng đồng”, chị Nông Thu Biến cho hay.

Điệu múa bát thể hiện sự duyên dáng, khéo léo của phụ nữ Tày.
Điệu múa bát thể hiện sự duyên dáng, khéo léo của phụ nữ Tày

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, múa bát của người Tày Bắc Kạn vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển trong đời sống tinh thần của người Tày từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua các lễ hội văn hóa, múa bát người Tày đã được lan tỏa, không chỉ trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, mà còn gây được sự chú ý của du khách khắp mọi miền Tổ quốc.

Múa bát trở thành sản phẩm du lịch

Có mặt tại Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể, được xem các cô gái Tày duyên dáng trong điệu múa bát phục vụ khách du lịch, chúng tôi không khỏi thích thú. 

Các thiếu nữ Tày biểu diễn múa bát phục vụ khách du lịch.
Các thiếu nữ Tày biểu diễn múa bát phục vụ khách du lịch

Được biết, để hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, thời gian qua, song song với đầu tư hạ tầng du lịch, Bắc Kạn đã rất nỗ lực xây dựng các hoạt động mang tính điểm nhấn đặc sắc, trong đó có múa bát. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, có nhiều tổ nhóm, câu lạc bộ văn nghệ được thành lập và được tập huấn về các làn điệu dân ca, dân vũ cổ truyền, trong đó có điệu múa bát để phục vụ các sự kiện ở cơ sở, các lễ hội, phiên chợ…

Điều đó, đã tạo điều kiện cho loại hình này tiếp tục duy trì và phát triển trong đời sống. Ngoài mục tiêu bảo tồn, múa bát còn được kỳ vọng trở thành nét văn hóa độc đáo của Bắc Kạn. Nói như Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng, từ những thành công ban đầu, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo, đầu tư để múa bát phát triển rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Khi đồng bào Tày đã biết làm du lịch, để thể hiện lòng mến khách của mình, múa bát đã trở thành điệu múa chào đón khách phương xa mỗi khi đến với Bắc Kạn. Các tour du lịch văn hóa kết hợp trải nghiệm múa bát, hứa hẹn tiềm năng thu hút du khách đến với Bắc Kạn, cũng là điều quan trọng tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng. Trong những Homestay của đồng bào hay trong những lễ hội, những tiếng gõ nhịp nhàng của điệu múa bát tạo nên không khí vui nhộn, để người ta thấy thêm yêu lao động, yêu quê hương, xứ sở hơn, tạo nên tinh thần đoàn kết, gắn bó hơn.

Nhiều lớp truyền dạy múa bát được mở, tạo điều kiện cho loại hình này tiếp tục duy trì và phát triển trong đời sống. (Ảnh Thu Trang)
Nhiều lớp truyền dạy múa bát được mở, tạo điều kiện cho loại hình này tiếp tục duy trì và phát triển trong đời sống. (Ảnh Thu Trang)

Chị Dương Thị Sim, Đội trưởng đội múa bát xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể tâm sự, chị rất tự hào khi mang điệu múa bát phục vụ khách du lịch. Để duy trì điệu múa bát này, chị sẽ tích cực truyền dạy cho lớp trẻ. Chị Sim còn phấn khởi cho biết, hiện nay tại vùng hồ Ba Bể đã có 12 đội diễn viên biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ phục vụ du khách. Trong đó, múa bát là một trong những điệu dân vũ được du khách rất yêu thích và hào hứng cùng tham gia.

Bóng đêm dần bao trùm khoảng không gian rộng lớn trên hồ Ba Bể, cũng như buổi tối cuối tuần khác, chị Sim lại chuẩn bị trang phục truyền thống và đạo cụ (bát, đũa) để đến trình diễn múa bát cho một Homestay. Việc trình diễn mang lại thu nhập thêm cho chị Sim và các cô gái trong bản.

Có thể thấy, sự mong muốn được xem múa bát của du khách tại Homestay là tín hiệu vui với du lịch và với chính di sản múa bát, bởi múa bát dần trở thành sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, quảng bá văn hóa dân tộc Tày đến với bạn bè trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục
"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

Làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng là một trong những bản làng tiêu biểu ở miền núi Quảng Ngãi. Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ qua đời, 100% người Co trong làng đã tự nguyện mang họ Hồ để tưởng nhớ Bác. Từ đó đến nay, bao thế hệ người Co nơi đây luôn nhắc nhở nhau sống, học tập và làm theo di chúc Bác Hồ để lại. Tiêu biểu trong phong trào này là anh Hồ Văn Nam, con trai của già làng Hồ Văn Thuận.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp chiều nay, 9/4, của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam; “Se duyên” cho sầu riêng; Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Kinh tế - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Từ những người chủ yếu gắn bó với nương rẫy, quanh quẩn với những việc không tên trong gia đình, nhiều phụ nữ DTTS đã vượt qua tập tục và định kiến giới, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Những thay đổi này là minh chứng cho sự nỗ lực của chính bản thân họ trong việc vượt khó, tự tin khẳng định mình.
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I-2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn toàn thành phố.
“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

Gương sáng - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, già làng, Người có uy tín A Hiang đã trở thành “điểm tựa” tinh thần vững chãi của dân làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh Dự án

Đẩy nhanh Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào DTTS” tại Yên Bái, Sơn La và Hà Giang

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Ngày 9/4, tại tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị trao đổi tiến độ chuẩn bị Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh”.
Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 3 giờ trước
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 3 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 7 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.