Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa Đắk Lắk thành trung tâm liên kết và cực tăng trưởng chính toàn vùng Tây Nguyên

PV - 11:14, 07/07/2023

"Với khát vọng vươn lên, trên nền tảng những kết quả đạt được trong giai đoạn 2021 - 2023, cùng với một số dư địa tăng trưởng tốt ở lĩnh vực kinh tế - xã hội, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Ðắk Lắk tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thi đua yêu nước, sáng tạo, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã đề ra, đưa Ðắk Lắk phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, là trung tâm liên kết vùng và cực tăng trưởng chính của toàn vùng Tây Nguyên", đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Ðắk Lắk nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên.

Ðồng chí Nguyễn Ðình Trung (ngoài cùng bên phải) thăm hỏi đồng bào dân tộc thiểu số xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin trong Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022.
Ðồng chí Nguyễn Ðình Trung (ngoài cùng bên phải) thăm hỏi đồng bào DTTS xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin trong Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết những kết quả, thành tựu nổi bật của tỉnh Ðắk Lắk trong thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Ðắk Lắk lần thứ 17 trong nửa nhiệm kỳ (2020 - 2025) vừa qua?

Ðồng chí Nguyễn Ðình Trung: Trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả nước nói chung, Ðắk Lắk nói riêng, nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai thực hiện quyết liệt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ 17 đề ra và đạt được những thành tựu nổi bật. Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 7,73%/năm; quy mô nền kinh tế năm 2023 cao gấp 1,25 lần so với năm 2020; huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 112.965 tỷ đồng, bằng 63,11% kế hoạch 5 năm; 10/16 chỉ tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt và vượt kế hoạch đề ra...

Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá nhằm bảo đảm phát triển KT-XH của tỉnh và tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh phát triển chiều sâu ở một số ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, tiềm năng của tỉnh để hình thành các ngành, sản phẩm mũi nhọn, chủ lực, bảo đảm tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh lợi thế phát triển nông nghiệp, tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Ðến nay, toàn tỉnh có 2 dự án điện gió với tổng công suất 428,8 MW, 10 dự án điện mặt trời nối lưới với tổng công suất 1.024 MWp và 5.379 công trình điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 650,17 MWp đã phát điện thương mại.

Cũng trong giai đoạn này, nhiều dự án kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị... trên địa bàn tỉnh được tập trung triển khai đầu tư xây dựng, đồng thời tỉnh đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương có liên quan đẩy nhanh xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh tỉnh Ðắk Lắk nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung.

Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người có công, các đối tượng bị ảnh hưởng dịch Covid-19, giảm nghèo, an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt, đồng bộ và đã đạt được những kết quả rõ rệt. Các chỉ thị, nghị quyết của Ðảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỉnh kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Ðồng thời, tỉnh luôn quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người DTTS nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Phóng viên: Với những kết quả đạt được toàn diện đó, xin đồng chí chia sẻ những kinh nghiệm, bài học thực tiễn trong công tác xây dựng Ðảng, hệ thống chính trị cũng như phát triển KT-XH của tỉnh Ðắk Lắk trong nửa nhiệm kỳ vừa qua?

Ðồng chí Nguyễn Ðình Trung: Từ thực tiễn trong công tác xây dựng Ðảng, hệ thống chính trị, cũng như lãnh đạo phát triển KT-XH, Ðảng bộ tỉnh đã rút ra những bài học, kinh nghiệm làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cho những giai đoạn tiếp theo, đó là:

Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Ðảng trên tất cả các lĩnh vực. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Ðặc biệt quan tâm, chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Ðảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Thứ hai, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm, tận tụy, liêm chính, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Thứ ba, phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh, ý thức tự lực vươn lên của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Ðồng thời, tranh thủ tối đa sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, sự phối hợp, hỗ trợ của các tỉnh bạn.

Thứ tư, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo, mọi nguồn lực trong nhân dân cho sự nghiệp phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Thứ năm, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trên các lĩnh vực đời sống xã hội; các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH, dự án đầu tư liên quan đến lợi ích của nhân dân phải tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với nhân dân và giải quyết kịp thời các bức xúc của Nhân dân.

Phóng viên: Ðể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng và các mục tiêu mà Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Ðắk Lắk lần thứ 17 đã đề ra, Ðảng bộ tỉnh sẽ đề ra và triển khai những giải pháp đột phá nào đáp ứng sự kỳ vọng của Nhân dân, thưa đồng chí?

Ðồng chí Nguyễn Ðình Trung: Trên cơ sở Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng, mục tiêu, nhiệm vụ Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã đề ra, đặc biệt là Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", đặt ra yêu cầu Ðảng bộ tỉnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động tối đa mọi nguồn lực, hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Trước mắt, tỉnh sẽ tập trung triển khai các giải pháp đột phá, đặc biệt là tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ðẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành việc lập Quy hoạch tỉnh Ðắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phát triển dựa trên 3 trụ cột: Môi trường - xã hội - kinh tế, đồng thời bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, giá trị nhân văn, định hướng lựa chọn các hoạt động kinh tế phù hợp với các yếu tố nền tảng đặc trưng của địa phương là: Sinh thái đất - nước - rừng, bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là tập trung công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ thi công tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững gắn với xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu. Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên như công nghiệp tái tạo năng lượng, công nghiệp chế biến sâu, nông nghiệp công nghệ cao, tài chính, du lịch, dịch vụ… Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với văn hóa, giáo dục, đào tạo; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực, nhất là xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS và công tác chuyển đổi số tỉnh Ðắk Lắk.

Tập trung lãnh đạo xây dựng Ðảng bộ và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 14 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 1 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 1 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

Ẩm thực - Tào Đạt - 5 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 5 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 5 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.