Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Nâng chất lượng nguồn nhân lực (Bài 3)

Như Anh - 22:06, 11/12/2024

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn đã và đang trợ lực để tỉnh hoàn thành nhiệm vụ này.

(Ban Chuyên đề - Loạt bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Nâng chất lượng nguồn nhân lực (Bài 3)
Hỗ trợ đào tạo nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, miền núi tỉnh Cao Bằng.

Gỡ “nút thắt” về nguồn nhân lực

Tỉnh Cao Bằng có nguồn lao động dồi dào, lao động cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động chưa cao; đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, tại thời điểm năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Cao Bằng là 391,1 nghìn người thì tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh chiếm tới 79,1%; dân số trong độ tuổi lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 7,3%

TP. Cao Bằng là địa phương có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên cao nhất (22,0%). Huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc là hai địa phương có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động được đào tạo từ đại học trở lên thấp nhất (tương ứng là 3,0% và 3,5%)...

Với đặc điểm đó, lao động ở Cao Bằng chủ yếu có việc làm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Theo Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2020, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sử dụng tới 72,8% lực lượng lao động toàn xã hội của tỉnh, nhưng chỉ tạo ra giá trị sản phẩm chiếm 23,2% GRDP của tỉnh.

Để gỡ “nút thắt” nguồn nhân lực chất lượng thấp, ngày 16/7/2021, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn nhằm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể hóa Chương trình số 08-CTr/TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành 02 đề án; trong đó có Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 29/10/2021 về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng lao động nông thôn giai đoạn 2021 – 2025.

Đề án số 06-ĐA/TU của Tỉnh ủy được UBND tỉnh Cao Bằng cụ thể tại Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 29/9/2022. Tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 50; trong đó đào tạo nghề 40% (mỗi năm đào tạo trên 6.000 người); đào tạo mới chiếm khoảng 75% và đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho khoảng 25%.

(Ban Chuyên đề - Loạt bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Nâng chất lượng nguồn nhân lực (Bài 3) 1
Lao động ở Cao Bằng chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. (Ảnh minh họa)

Theo ông Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, mục tiêu chung của đề án là nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế; kết hợp với nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp phát triển kỹ năng nghề, tạo việc làm bền vững cho người lao động. Trong đó tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch - dịch vụ và kinh tế cửa khẩu.

“Cú hích” từ chính sách

“Nút thắt” về nguồn nhân lực chất lượng thấp đã được lãnh đạo tỉnh Cao Bằng nhận diện từ nhiều năm trước, và cũng đã đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ; trong đó nổi bật là việc Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 06-ĐA/TU ngày 20/10/2021.

Nhưng quan trọng nhất, để gỡ được “nút thắt” này, ngoài nỗ lực của cả hệ thống chính trị thì điều kiện đủ là cần có kinh phí để thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ lao động, nhất là lao động nông thôn tham gia học nghề. Cao Bằng là tỉnh nghèo, ngân sách đều do Trung ương điều tiết, phân bổ để triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ hội để gỡ “nút thắt” khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719). Cùng với 02 Chương trình MTQG là giàm nghèo bề vững và xây dựng nông thôn mới đã bổ sung nguồn lực để Cao Bằng cụ thể hóa Đề án số 06-ĐA/TU.

Theo bà Hoàng Thị Mỹ Hảo, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, triển khai Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh, từ nguồn vốn các Chương trình MTQG, Sở đã chủ trì, phói hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Riêng năm 2023, với tổng kinh phí 11 tỷ đồng thuộc các Chương trình MTQG, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức 119 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 3.519 lao động nông thôn, vượt 55% kế hoạch. Các địa phương trong tỉnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả, gắn với giải quyết việc làm cho lao động sau khi được hỗ trợ học nghề.

Đơn cử tại huyện Nguyên Bình, trong quá trình triển khai, huyện đã đẩy mạnh điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất các mô hình đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Còn tại Hạ Lang, năm 2024, huyện được bố trí hơn 1,2 tỷ đồng từ Chương trình MTQG 1719 và 1,8 tỷ đồng từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để riển khai công tác đào tạo nghề. Hình thức đào tạo nghề đa dạng, từ tập trung tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến đào tạo lưu động tại các xóm. Sau đào tạo học nghề, lao động ứng dụng vào phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, thúc đẩy thế mạnh sản xuất nông nghiệp địa phương, tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm tại chỗ...

Với sự trợ lực từ các Chương trình MTQG, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Cao Bằng đã được nâng lên rõ rệt. Theo báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng, từ năm 2021 đến nay, mỗi năm toàn tỉnh đào tạo nghề cho khoảng 5.000 người với nhiều lĩnh vực, trình độ khác nhau, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 46,6% năm 2021 lên gần 50% cuối năm 2023. Dự kiến hết năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 50,9%, trong đó, đào tạo nghề đạt 38,8%, đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 26,3%.

(Ban Chuyên đề - Loạt bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Nâng chất lượng nguồn nhân lực (Bài 3) 2
Sau đào tạo học nghề, lao động nông thôn ứng dụng vào phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, thúc đẩy thế mạnh sản xuất nông nghiệp địa phương, tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm tại chỗ... (Trong ảnh: học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nguyên Bình thực hành trồng và nhân giống nấm)

Để tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư Trung ương, ngày 10/10/2024, Tỉnh ủy Cao Bằng đã đã ban hành Kế hoạch số 375-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW; được UBND tỉnh Cao Bằng cụ thể hóa tại Kế hoạch số 3058/KH-UBND ngày 12/11/2024. UBND tỉnh đặt mục tiêu, những năm tiếp theo, mỗi năm đào tạo cho 6.000 người lao động; trong đó, khoảng 60% lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Với quyết tâm này, cùng với động lực từ các Chương trình MTQG, tỉnh Cao Bằng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng lao động nông thôn giai đoạn 2021 – 2025, đến nay toàn tỉnh tổ chức 116 hội nghị truyền thông, định hướng nghề nghiệp, tư vấn học nghề cho trên 27.000 lượt người; tố chức 6 diễn đàn khởi nghiệp cho học sinh, đoàn viên thanh niên với 3.288 lượt người tham gia.

Bài 4: Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Tin nổi bật trang chủ
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 3 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 9 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 10 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Phóng sự - Thanh Hải - 10 giờ trước
“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 10 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 10 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 10 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 10 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.