Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Đồng hành, chia sẻ, đoàn kết, nhất trí hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, công tác dân tộc”

Thúy Hồng - 20:09, 09/03/2022

Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị Tổng kết quy chế phối hợp công tác giữa Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016 - 2021 và Ký kết quy chế phối hợp giai đoạn 2022 - 2026, tổ chức chiều ngày 9/3, tại Hà Nội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị Tổng kết
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị Tổng kết

Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết: Để thực hiện tốt  nhiệm vụ  cần phải có sự phối hợp, vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền các cấp, đặc biệt là các cơ quan làm công tác dân tộc, ngày 12/8/2016, Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc đã thống nhất xây dựng, ký kết và ban hành Quy chế số 01, Quy chế phối hợp giữa Hội đồng Dân tộc của Quốc hội với Ủy ban Dân tộc của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác dân tộc của Quốc hội với cơ quan làm công tác dân tộc của Chính phủ trong việc tham mưu hoạch định, ban hành và triển khai thực hiện các chương trình chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hai cơ quan đã xác định các hoạt động phối hợp trọng tâm là: Xây dựng chính sách, pháp luật; hoạt động giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc; hoạt động thẩm tra, đánh giá, triển khai chính sách dân tộc; công tác bồi dưỡng cán bộ, trao đổi, cung cấp thông tin; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về công tác dân tộc.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị

Sau 5 năm triển khai thực hiện Quy chế đã đạt được kết quả thiết thực, đó là: Các chủ trương, chính sách đối với đồng bào các DTTS được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế. Công tác tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đã có chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được chú trọng; nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về công tác dân tộc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS và miền núi; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, khối Đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường.

Trong đó dấu ấn nổi bật nhất của quá trình phối hợp là đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội khóa XIV phê duyệt đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thực hiện từ năm 2021 - 2030. Đây là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, chính trị xã hội và nhân văn sâu sắc.

Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết, giai đoạn 2016 - 2021 hai Cơ quan đã phối hợp nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân tộc. Dự án Luật Dân tộc đã được Chính phủ đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 trình Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII. 

Giai đoạn 2016 - 2021, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ 38 đề án, chính sách đối với vùng DTTS và miền núi; được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 27 đề án, chính sách. Các chính sách được ban hành nhằm phát triển đồng bộ vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; ưu tiên phát triển đối với các DTTS rất ít người...Đặc biệt phối hợp xây dựng Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Y Thanh Hà, Niê Kđăm phát biểu tại Hội nghị
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại Hội nghị

Từ việc theo dõi, giám sát, đánh giá chính sách dân tộc, Hội đồng Dân tộc đã đề xuất Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2018. Qua báo cáo thẩm tra, Hội đồng Dân tộc đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc như một Chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Quốc hội có Nghị quyết số 74 ngày 20/11/2018, giao Chính phủ xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) để thực hiện từ năm 2021.

Chính phủ đã giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án trình Quốc hội. Ngày 18/11/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Nghị quyết đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG). Chính phủ đã xây dựng, trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình MTQG và ngày 19/6/2020 tại kỳ họp thứ 9, với 100% đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia.

Năm 2020, trước tình hình phức tạp của dịch COVID-19, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đã chủ động, tạo điều kiện để Chính phủ hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình Quốc hội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia tại Kỳ họp thứ 9. Đây là quyết định mang tính lịch sử, lần đầu tiên Quốc hội ban hành nghị quyết riêng về lĩnh vực dân tộc, cũng là lần đầu tiên Hội đồng Dân tộc thực hiện nhiệm vụ chủ trì thẩm tra Đề án và Chương trình mục tiêu quốc gia.

Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Chưa tổ chức được nhiều hoạt động tham vấn, đề xuất, kiến nghị xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc; hai bên chưa chủ động phối hợp, trao đổi, xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động phối hợp hằng năm; chưa tổ chức sơ kết, đánh giá công tác phối hợp thường xuyên để có kế hoạch, chỉ đạo cho hoạt động phối hợp tiếp theo; một số nội dung của Quy chế phối hợp chưa được triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả…

Về giải pháp hoạt động phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2026, hai cơ quan thống nhất sẽ thực hiện Quy chế phối hợp nhằm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho về xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật; giám sát, kiểm tra; tổ chức thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Nhiệm kỳ này, sự phối hợp giữa Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc chặt chẽ, hiệu quả hơn. Chương trình phối hợp giai đoạn 2016 - 2020 đã được hai cơ quan nghiêm túc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện. Sự phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên kịp thời hơn. Nhờ vậy, công tác tham mưu cho Đảng và nhà nước, trực tiếp là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hiệu quả hơn. Tại nhiệm kỳ này, hai cơ quan đã đạt được nhiều nhiệm vụ quan trọng làm nền tảng triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2030.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong muốn thời gian tới được đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội quan tâm giám sát, giúp đỡ, cho ý kiến để thực hiện đạt kết quả các nhiệm vụ như: Xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc; đề án xác định thành phần tên gọi một số dân tộc và bảng danh mục thành phần các DTTS Việt Nam, hiện đang trình xin ý kiến Bộ Chính trị; Giám sát, kiểm tra, đề xuất xây dựng cơ chế bảo đảm điều kiện thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; tổng kết Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc; xây dựng chiến lược dân tộc và chương trình hành động thực hiện chiến lược về công tác dân tộc giai đoạn 2022 - 2030, định hướng đến năm 2045... để có thêm căn cứ tham mưu cho Chính phủ và Trung ương.

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ghi nhận, biểu dương công tác phối hợp giữa hai cơ quan đã mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, như: Công tác xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoạt động giám sát, khảo sát, giải trình. Đặc biệt, hai bên đã xuất sắc tham mưu cho Quốc hội lần đầu tiên trong lịch sử công tác dân tộc ban hành Nghị quyết 88/2019/NQ-QH phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Nghị quyết 120/2020/NQ-QH phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Kết thúc Hội nghị, hai bên đã ký kết quy chế phối hợp giai đoạn 2022 - 2026
Kết thúc Hội nghị, hai bên đã ký kết quy chế phối hợp giai đoạn 2022 - 2026

Thời gian tới, nhiệm vụ, công việc còn rất nặng nề, ngoài phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị hai bên cần thường xuyên trao đổi, bàn bạc, thống nhất để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 88/2019/NQ-QH và Nghị quyết 120/2020/NQ-QH của Quốc hội; nghiên cứu tham mưu, đề xuất với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Quốc hội xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc nhằm điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các chính sách dân tộc, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp năm 2013 về dân tộc và chính sách dân tộc...

“Hai cơ quan cần tiếp tục phát huy, đồng hành, chia sẻ, đoàn kết, nhất trí hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong năm 2022 là tiền đề triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự của hai cơ quan đã thảo luận thống nhất Quy chế phối hợp phù hợp, bám sát các nội dung, chương trình, nhiệm vụ của 2 cơ quan trong giai đoạn 2022 - 2026 và của từng năm. Theo đó, hai cơ quan sẽ tiến hành phối hợp xây dựng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, rà soát đánh giá hiệu lực hiệu quả, hoàn thành các chính sách dân tộc, hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng DTTS và miền núi…

Kết thúc Hội nghị, hai bên đã ký kết quy chế phối hợp giai đoạn 2022 - 2026.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Thời sự - PV - 23:10, 23/11/2024
Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Kinh tế - Vũ Mừng - 17:22, 23/11/2024
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Chính sách dân tộc - Sơn Lâm - 17:00, 23/11/2024
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bằng nguồn vốn vận động, huy động, đóng góp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, từ đầu năm đến nay, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 16:06, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15:45, 23/11/2024
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

Tin tức - An Yên - 15:20, 23/11/2024
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, có đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 14:16, 23/11/2024
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 13:46, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 09:40, 23/11/2024
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 09:38, 23/11/2024
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.