Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo hàng trăm thanh niên hóa trang vui hội trên sông ở miền Tây

Yên Lương - 15:30, 28/06/2023

Từ ngày 25 - 28/6 (từ mùng 8 - 11/5 Âm lịch), Đình thần Bình Thủy, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ hội Kỳ yên. Lễ hội cũng là dịp Kỷ niệm 240 năm thành lập làng (1783 - 2023). Đây được xem là Lễ hội Kỳ yên vui nhất miền Tây, thu hút hàng vạn người từ khắp nơi tham dự.

Cổng đình Bình Thủy
Cổng đình Bình Thủy

Sôi nổi ngày hội sông nước

Lễ Kỳ yên còn gọi là Cầu an, mang ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng thắng lợi, nhà nhà ấm no. Lễ Kỳ yên đình Bình Thủy diễn ra với nhiều nội dung đặc sắc. Về phần lễ, có các nghi thức Thỉnh sắc, Nghinh thần, Túc yết, Xây chầu, Chánh tế… Về phần hội, có các hoạt động như diễu hành xe hoa, hát bội, đua thuyền, hóa trang, trò chơi dân gian…

Xe thỉnh sắc thần
Xe thỉnh sắc thần

Nghi thức Thỉnh sắc thần quanh cù lao luôn được người dân chờ đợi. Sắc thần là văn bản do vua Bảo Đại ban, phong tặng danh hiệu cho tôn thần của làng Bình Thủy. Nghi thức Thỉnh sắc thần mang ý nghĩa cung thỉnh tôn thần du ngoạn xung quanh làng để xem xét dân tình và ban rải phước lành. Nối đuôi theo xe thỉnh sắc thần của Ban Quý tế đình thần Bình Thủy là các xe hoa diễu hành của các ấp trong xã, cùng hàng ngàn xe máy rồng rắn nối đuôi nhau.

Diễu hành xe hoa chào mừng lễ hội
Diễu hành xe hoa chào mừng lễ hội

Đặc biệt, Giải Đua thuyền truyền thống trở thành “thương hiệu” của xứ cù lao Bình Thủy. Dù chỉ là phong trào địa phương, nhưng đua thuyền thu hút số lượng đội thi đấu rất đông đảo. Năm nay, giải đua thuyền có 45 đội tham gia. Mỗi đội có 10 thành viên. Các đội được chia theo bảng, mỗi vòng đua là 1 bảng, cự ly đường đua là 5.000 mét. Thuyền đua là thuyền gỗ, do mỗi đội tự chế tác. Đua thuyền diễn ra trong 2 ngày, mùng 9 thi đấu vòng loại, mùng 10 thi đấu chung kết.

Hóa trang trong đoàn diễu hành
Hóa trang trong đoàn diễu hành

Để cổ vũ cho đua thuyền, thanh niên địa phương hóa trang, vẽ mặt, bôi đen cơ thể, dùng lá cây trang trí lên người, mặc những trang phục lạ mắt… Sau khi diễu hành dọc cù lao bằng xe, họ tiếp tục xuống những chiếc bè trên sông để cổ vũ cho giải đua thuyền. Trên bè, các thanh niên hò reo, ca hát, nhảy múa… vô cùng sôi nổi. Hình ảnh hàng chục chiếc bè trên sông với hàng trăm thanh niên hóa trang đầy hài hước không tìm thấy tại bất kỳ nơi nào khác ở miền Tây.

Dấu ấn làng cổ trên đất cù lao

Xã Bình Thủy là địa danh hành chính của cù lao Năng Gù, thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đây là một trong những ngôi làng được thành lập từ rất sớm trên địa bàn tỉnh, cách nay tròn 240 năm.

Năm 1783, gia đình cụ Dương Văn Hóa (1723 - 1818) gốc miền Trung chiêu mộ dân cư đến khai phá cù lao Năng Gù, đặt tên là thôn Bình Lâm. Khi đó, vùng đất mới phương Nam trong bối cảnh xung đột giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn Ánh. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, thôn Bình Lâm thuộc trấn Vĩnh Thanh. Lúc này, cụ Dương Văn Hóa được phong chức Trùm tri thâu. Đến triều vua Tự Đức, Bình Lâm đổi tên thành Bình Thủy và thành tên chính thức của làng cho đến nay.

Tấp nập tàu bè cổ vũ trên mặt sông
Tấp nập tàu bè cổ vũ trên mặt sông

Từ khi làng hình thành, ngôi miếu thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh cũng ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho cư dân trên vùng đất mới. Sau hàng trăm năm tồn tại, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi miếu đơn sơ ngày nào đã trở thành Đình thần Bình Thủy đồ sộ, khang trang và tôn nghiêm như hiện nay.

Các đội thuyền thi đấu
Các đội thuyền thi đấu

Nằm cạnh ngôi đình là phủ thờ Họ Dương. Đây là nơi an nghỉ và nơi thờ tự cụ Dương Văn Hóa và các thế hệ tổ tiên họ Dương xã Bình Thủy. Hằng năm, phủ thờ và đình tổ chức lễ giỗ cụ Dương Văn Hóa từ ngày 19 - 22/1 Âm lịch. Cụ được người địa phương tôn là Tiền hiền làng Bình Thủy.

Một chiếc ghe tham gia cổ vũ cho đoàn đua thuyền
Một chiếc ghe tham gia cổ vũ cho đoàn đua thuyền

Ngoài hai di tích nêu trên, do là một làng cổ, nên Bình Thủy có hàng chục ngôi nhà cổ nằm rải rác trên cù lao. Phần lớn những ngôi nhà này có tính nghệ thuật, kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, nhiều họa tiết trang trí phong phú. Bên trong những ngôi nhà, chủ nhân còn lưu giữ được nhiều cổ vật mang giá trị lịch sử cao.

Một vòng đua thuyền xuất phát
Một vòng đua thuyền xuất phát

Cù lao Năng Gù - xã Bình Thủy là vùng đất thuần nông trù phú. Đến đây, du khách có thể trải nghiệm không khí làng quê yên bình, những mảnh vườn sum sê cây trái, những người nông dân hồn hậu.

Du khách chụp hình cùng người địa phương
Du khách chụp hình cùng người địa phương

Ngày nay, xã đang từng bước chuyển mình, phát triển phù hợp với xu thế chung, gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Những người con Bình Thủy đang viết tiếp trang sử 240 năm qua của cha ông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.