Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà ở cho hộ nghèo DTTS ở Điện Biên: Huy động mạnh mẽ các nguồn lực

Hoàng Quý - Minh Nhật - 07:49, 12/11/2023

Thời gian qua, công tác xóa nhà tạm, xây nhà mới cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn luôn được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Tại Điện Biên, cùng với nguồn lực của Nhà nước, các doanh Nghiệp, tổ chức, cá nhân, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn chính sách, từ xã hội hóa để hỗ trợ cho người nghèo.

Điện Biên: Vận dụng tốt các chính sách làm nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số
Thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang đổi thay từng ngày

Huy động mọi nguồn lực 

Theo rà soát của UBND tỉnh, toàn tỉnh Điện Biên có gần 7.450 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở. Cuộc sống của người dân đa phần còn thiếu thốn. Nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh hiện vẫn đang sinh sống trong ngôi nhà tạm bợ, diện tích chật hẹp, không có khả năng chống chịu với thiên tai, mưa bão. 

Thời gian qua, công tác xóa nhà tạm, xây nhà mới cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn luôn được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Cùng với nguồn lực của Nhà nước, các doanh Nghiệp, tổ chức, cá nhân, Điện Biên đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn chính sách, từ xã hội hóa để hỗ trợ cho người nghèo.

Từ năm 2019 đến nay, nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền, tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ xây dựng hơn 5.200 căn nhà cho các hộ nghèo. Tiêu biểu như huyện Mường Nhé, là huyện đầu tiên được triển khai thực hiện hỗ trợ, đạt 1.140 ngôi nhà trong đó có 891 ngôi nhà hoàn toàn xây mới, 249 căn nhà sửa chữa cải tạo; huyện Nậm Pồ có 8/15 xã biên giới, đã có 613 ngôi nhà hoàn thành theo chương trình phối hợp này (589 ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn mới, 24 nhà sửa chữa, cải tạo).

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng vào cuộc, huy động mạnh mẽ các nguồn lực cùng tham gia. Tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc rà soát, thẩm định, phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ nhà ở.

Theo đó, tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 2000/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 22/10/2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt triển khai và đẩy nhanh tiến độ làm nhà cho hộ nghèo theo 2 nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Ðề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ.

Đại diện các ban, ngành đoàn thể và đơn vị tài trợ cắt băng khánh thành và bàn giao căn nhà đại đoàn kết tặng gia đình ông Giàng A Di
Đại diện các ban, ngành đoàn thể và đơn vị tài trợ cắt băng khánh thành và bàn giao căn nhà đại đoàn kết tặng gia đình ông Giàng A Di

Theo đó, đối với các hộ nghèo nhà xây mới sẽ được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ, còn sửa chữa nhà được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ. Kết quả, theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở (hộ được hỗ trợ xây mới, hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) tính đến tháng 7/2023 là 342 hộ. Số hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở (hộ được hỗ trợ xây mới, hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) là 18 hộ.

Nhiều ngôi nhà của đồng bào DTTS ở vùng khó khăn của tỉnh đã được xây dựng mới. Các hộ xây dựng nhà đều bảo đảm theo đúng 3 mẫu nhà điển hình do Sở Xây dựng hướng dẫn với diện tích sử dụng tối thiểu là 30 m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng). Riêng tại huyện Mường Nhé, các căn nhà đều được xây dựng theo đúng thiết kế do Bộ Công an đề xuất với diện tích 36 m2.

Ông Giàng A Di và bà Giàng Thị Úa, ở bản Hua Rốm, xã Nà Tấu, TP Điện Biên Phủ là gia đình thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế được nhận hỗ trợ xây nhà… căn nhà trao tặng lần này có tổng trị giá 50 triệu đồng do cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS TP Điện Biên Phủ xây dựng trong thời gian 2 tháng.

Trong niềm vui, bà Giàng Thị Úa xúc động nói: Đến giờ tôi vẫn như người nằm mơ. Có phấn đấu đến hết đời, tôi cũng không thể làm được căn nhà khang trang như thế này. Gia đình tôi cảm ơn sự quan tâm của các chú bộ đội và nhà tài trợ nhiều lắm…

Điện Biên: Vận dụng tốt các chính sách làm nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số 4
Niềm vui của người dân khi được nhận nhà mới do lực lượng lượng công an tài trợ xây dựng

Việc thực hiện hiệu quả các chính sách đối với hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không chỉ góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên, mà còn là nguồn động viên về để họ yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm

Mặc dù vậy, thực tế vẫn còn nhiều hộ nghèo ở trong các ngôi nhà dột nát, tạm bợ rất cần được hỗ trợ về nhà ở. Chính vì vậy Điện Biên xác định công tác này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, trong giai đoạn 2021 - 2025, cả hệ thống chính trị sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa nhà tạm, xây nhà mới cho hộ nghèo.

Ông Lò Văn Mừng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên cho biết: Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Điện Biên vẫn còn hơn 3.400 hộ cần được hỗ trợ xây mới, hơn 800 hộ cần được sửa chữa nhà ở. Nhiều người dân cần được quan tâm, giúp đỡ để vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Vì vậy, Điện Biên rất cần những trợ lực từ các chương trình chính sách của Nhà nước; sự chung tay đồng hành hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong việc xóa nhà tạm, nhà ở dột nát cho đồng bào nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Điện Biên: Vận dụng tốt các chính sách làm nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số 5
Dồn sức hỗ trợ hoàn thiện nhà cho hộ nghèo dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Bên cạnh đó, tỉnh cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; cùng phối hợp với tỉnh thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Đề án vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo.

Địa phương sẽ nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; cùng đồng lòng thực hiện tốt việc xóa nhà tạm, xây những ngôi nhà mới khang trang cho người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.