Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đầu Xuân vãn cảnh những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam

Nguyệt Anh (T/h) - 16:22, 17/02/2022

Từ xa xưa, người Việt đã có quan niệm đi chùa vào dịp đầu Xuân năm mới không chỉ để cầu an, cầu phúc mà còn để được hoà mình vào chốn bồng lai tiên cảnh để tâm hồn được thanh tịnh, nhẹ nhàng.

Quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Đời sống tâm linh là một phần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Trải dài khắp đất nước với bao nhiêu thắng cảnh là những ngôi chùa không chỉ nổi tiếng về sự linh thiêng mà còn lưu giữ bề dày văn hóa - lịch sử đến vài trăm năm. Hãy cùng khám phá 10 ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam và tìm hiểu các thông tin hữu ích dành riêng cho những tín đồ đam mê du lịch tâm linh nhé.

Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam nằm ở tỉnh Ninh Bình. Những kỷ lục mà chùa có được như tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, …Chùa bái được đánh giá là một trong những ngôi chùa có cảnh chùa đẹp nhất Việt Nam.

Chùa với nhiều khu khác nhau như chùa Bái Đính cổ, Hang sáng động tối, đền thờ Thánh Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn, Giếng Ngọc… Đây là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng và linh thiêng nhất Việt Nam, mỗi năm đón đến hàng vạn Phật tử về hành hương cũng như các du khách trong và ngoài nước ghé thăm. 

Đây là ngôi chùa sở hữu nhiều kỉ lục lớn tầm quốc gia và khu vực của Việt Nam
Chùa Bái Đính là ngôi chùa sở hữu nhiều kỉ lục lớn tầm quốc gia và khu vực của Việt Nam

Chùa Một Cột (Hà Nội)

Nhắc đến Hà Nội, nhắc đến những ngôi chùa, điều đầu tiên người ta nghĩ ngay đến chính là chùa Một Cột bởi kiến trúc vô cùng độc đáo, ấn tượng của nó. Chùa mang hình dáng của một tượng đài bông sen đang nở rộ với điểm tựa duy nhất chính là cái cột chính giữa. Ngôi chùa bằng gỗ, bên trong có thờ tượng Phật Bà Quan Âm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay.

Chùa Một Cột
Chùa Một Cột

Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ "Diên hựu tự", nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Chính vì sự độc đáo có một không hai này mà chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam, được in trên mặt sau của đồng 5000.

Chùa Tam Chúc (Hà Nam)

Chùa Tam Chúc Ba Sao Kim Bảng Hà Nam gắn liền với truyền thuyết: “Tiền lục nhạc, Hậu thất tình”. Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh vào khoảng 1.000 năm trước. Khu chùa mới được xây trên nền móng ngôi chùa cũ, là sự kết hợp tuyệt vời của những công trình kiến trúc ấn tượng giữa bao la cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục. Ngôi chùa nằm ở vị thế hết sức đặc biệt: ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên, mang đến bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng cho mọi du khách ghé thăm. Đây là một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.

Chùa Tam Chúc (Hà Nam)
Chùa Tam Chúc (Hà Nam)

Khi đến với chùa Tam Chúc, du khách có thể kết hợp với các địa điểm tham quan khác như: Hoàng Thành Thăng Long – chùa Hương – Tam Chúc – chùa Bái Đính – cố đô Hoa Lư – quần thể Tràng An,… Nơi đây luôn nhận được những phản hồi và bình luận tích cực từ du khách.

Chùa Thiên Mụ (Huế)

Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa có hướng nhìn ra dòng sông Hương. Đây được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Vẻ đẹp của ngôi chùa được tạo nên từ sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo. Chùa Thiên Mụ được vua Thiệu Trị xếp vào diện “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh”.

Chùa Thiên Mụ (Huế)
Chùa Thiên Mụ (Huế)

 Với phong cảnh hữu tình, chùa Thiên Mụ là điểm dừng chân không thể bỏ qua với du khách mỗi khi ghé thăm đất Huế. Tham quan ngôi chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Tháp Phước Duyên, một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.

 Vãn cảnh chùa, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng. Khách bước qua khỏi cổng chùa đã thấy lòng lắng lại, tĩnh tâm, bỏ lại đằng sau những phiền muộn, lo âu.

Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)

Chùa Linh Ứng, Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵn, hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân, phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được khởi công xây dựng từ tháng 7/2004 và khánh thành ngày 30/7/2010. Đến nay, chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục.

Chùa Linh ứng (Đà Nẵng)
Chùa Linh ứng (Đà Nẵng)

Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện... Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng còn được biết đến bởi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.

Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai.

 Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo.

Thiền Viện Trúc Lâm (Đà Lạt)

Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Đà Lạt 5km, gần hồ Tuyền Lâm thơ mộng, xanh biếc, tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng. Thiền Viện Trúc Lâm như tách biệt hẳn khỏi thành phố Đà Lạt nhộn nhịp, tấp nập, phong cảnh nơi đây vô cùng yên bình, nhẹ nhàng và trữ tình bởi sự hữu tình của nước non và những đồi thông. Thiền Viện là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm ý nghĩa "nhà Phật", được xây dựng trong những năm 1993 - 1994, để đến được thiền viện phải leo lên 140 bậc thang, hai bên là những rặng thông xanh ngát dẫn đến cổng tham quan vào chánh điện.

Thiền Viện Trúc Lâm (Đà Lạt)
Thiền Viện Trúc Lâm (Đà Lạt)

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.

Chính vì những nét độc đáo của ngôi chùa này cũng phong cảnh vô cùng lãng mạn, hữu tình, đặc trưng của khí hậu Đà Lạt mà mỗi năm, vào dịp lễ tết, nơi đây lại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và chụp ảnh, cùng mua những món quà lưu niệm được làm từ trái thông.

Chùa Bà (Tây Ninh)

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất khu vực phía Nam nước ta, với độ cao khoảng 986 m và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Có rất nhiều người thường xuyên tìm đến đây để viếng chùa Bà, tọa lạc trên núi Bà Đen, hay còn gọi là Linh Sơn, Tiên Thạch, chùa Phật, chùa Thượng. Cùng với chùa Hang (chùa Linh Sơn Long Châu) và chùa Trung (chùa Linh Sơn Phước Trung), chùa Bà Tây Ninh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở khu danh thắng núi Bà Đen cũng như là một trong những điểm viếng chùa nổi tiếng Việt Nam.

Chùa Bà (Tây Ninh)
Chùa Bà (Tây Ninh)

Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII và đã qua nhiều lần trùng tu. Hằng năm, khách thập phương hành hương núi Bà để đi chùa cầu nguyện rất đông; thông thường là vào dịp Tết nguyên đán kéo dài cả tháng Giêng và lễ vía Bà vào ngày 5 - 6 tháng năm âm lịch (khoảng tháng 6 dương lịch).

Khi đến đây, du khách có thể sử dụng hệ thống cáp treo (dài khoảng 1225 m), để đi từ chân núi lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch. Với những ai ưa thách thức cũng có thể leo bộ lên chùa.

Theo Ban Thông tin và Truyền thông thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có hơn 15.000 ngôi chùa. Trong số đó, gần 600 ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử, hơn 300 di tích văn hóa, hơn 1.300 là di tích lịch sử văn hóa và hơn 130 là di sản kiến trúc nghệ thuật.

Chùa không chỉ là nơi thực hành tôn giáo, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đặc biệt là lễ hội. Việt Nam có gần 8.000 lễ hội truyền thống. Đa số được khởi nguồn từ Phật giáo. Những lễ hội xuân như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Bái Đính thu hút hàng triệu du khách và Phật tử gần xa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Mùa mưa, cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Truyện kể ngày xưa, cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên cỏ hồng như lời xin lỗi khôn nguôi.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 19:57, 13/11/2024
Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:46, 13/11/2024
Những năm qua, phong trào xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Từ phong trào này, đã có hàng trăm ngôi nhà được xây dựng, giúp không ít người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có nơi ở ổn định, yên tâm để tập trung làm việc, góp phần đổi thay cuộc sống.
Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Media - Trọng Bảo - 19:44, 13/11/2024
Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai tỏ ra bức xúc. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không đồng thuận trong việc chọn nhà cung cấp thực phẩm của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức bữa ăn bán trú bị gián đoạn, nên nhiều phụ huynh có con học tại trường đã cho trẻ nghỉ học.
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:37, 13/11/2024
Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.
Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Du lịch - Hà Hữu Nết - 19:37, 13/11/2024
Mùa mưa, cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Truyện kể ngày xưa, cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên cỏ hồng như lời xin lỗi khôn nguôi.
Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:35, 13/11/2024
Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó trưởng Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Công tác Dân tộc - Lâm Tấn Bình - 19:33, 13/11/2024
Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 19:27, 13/11/2024
Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Phóng sự - Tào Đạt - 19:15, 13/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.
Bão số 8 giật cấp 11 vẫn đang trên khu vực Bắc Biển Đông

Bão số 8 giật cấp 11 vẫn đang trên khu vực Bắc Biển Đông

Thời sự - Minh Thu - 19:10, 13/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (62 - 88km/h), giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ 10 - 15km/h.