Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đất thiêng Quảng Trị

Thanh Hải - 23:56, 12/07/2024

Hiếm có nơi nào như Quảng Trị, hòa bình được nói nhiều, nhắc nhiều đến như vậy. Ở vùng đất thiêng này, những câu chuyện của chiến tranh đã làm nên giá trị hòa bình. Những câu chuyện về sự hồi sinh, cũng đã góp phần tôn lên giá trị của hòa bình.

Đối lập với đổ nát, tàn khốc ở Cổ thành là những nụ cười lạc quan, yêu đời của những chiến sĩ giải phóng quân
Đối lập với đổ nát, tàn khốc ở Cổ thành là những nụ cười lạc quan, yêu đời của những chiến sĩ giải phóng quân

Bài ca bất tử ...

Khi ngọn gió hòa bình đã thổi trên vùng đất lửa Quảng Trị, những đồng khô cỏ cháy hóa ruộng nương màu mỡ, thì vẫn còn đó trong đất, những bom mìn hậu chiến, những phận người tan thịt nát xương. Giá của sự bình yên vẫn còn nhiều những xót xa, đau đớn đến nghẹn ngào.

Sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, điều đặc biệt là ở Thị xã Quảng Trị, hầu như nhà người dân nào cũng có một am thờ vọng liệt sĩ trong vườn. Cứ đến ngày rằm hằng tháng, người dân lại kính cẩn khói hương, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống. Cũng một thời, trong nhà những người dân ở Cổ thành, đều để dành vài cổ tiểu sành, phòng khi làm nhà, cải tạo vườn, bắt gặp hài cốt các anh…

Nếu phải chọn lựa một chứng tích chiến tranh ở vùng đất này, thì đó không chỉ là địa đạo Vĩnh Mốc, là Thành cổ, là cầu Hiền Lương…; những sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo, trường Bồ Đề, dòng Thạch Hãn… cũng đã nói đủ đầy về những mất mát, đau thương ở Quảng Trị. Những chứng tích chiến tranh ấy, càng khẳng định thêm cho một thời “Quảng Trị vì cả nước và cả nước vì Quảng Trị”.

Đất thiêng Quảng Trị mãi mãi là bài ca bất tử, ru mãi đến vô cùng.

Những đoàn quân vượt dòng Thạch Hãn
Những đoàn quân vượt dòng Thạch Hãn


Đời người, xin một lần hãy đến Quảng Trị; để thấm hơn giá trị của hòa bình. Hiếm có nơi nào như Quảng Trị, hòa bình được nói nhiều, nhắc nhiều đến như vậy. Cũng phải thôi, một mảnh đất chỉ rộng hơn 4.700km2 nhưng Quảng Trị có đến 72 nghĩa trang với gần 60.000 liệt sĩ an nghỉ.

Hãy nhìn từ Thị xã Quảng Trị, với “trái tim” là Thành cổ “oằn mình” trong 81 ngày đêm “mùa hè đỏ lửa” năm 1972. Thời điểm ấy, mảnh đất rộng chưa đầy 4km2 này đã hứng chịu trên 300.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử. Các nhà khoa học ước tính, mỗi chiến sĩ quân giải phóng ở Thành cổ Quảng Trị phải hứng chịu trên 100 quả bom và 200 quả đạn pháo. Còn Báo Quân đội Nhân dân thời điểm đó đã viết: “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sĩ ta giành được ở Thành cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”.

Nhưng “chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm”. Những chiến sĩ giải phóng quân đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, kiên cường bám trụ, giành giật với địch từng chiến hào, từng đống đổ nát tại Thành cổ; để viết nên bản tráng ca bất tử, tạo bước ngoặt quyết định trên bàn đàm phán hội nghị Paris.

Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” và thả chim bồ câu ước vọng hòa bình
Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” và thả chim bồ câu ước vọng hòa bình


Ước nguyện hòa bình

Ở vùng đất thiêng Quảng Trị, những câu chuyện của chiến tranh đã làm nên giá trị hòa bình. Nhưng những câu chuyện về sự hồi sinh, cũng đã góp phần tôn lên giá trị của hòa bình.

Từ năm 2010, có một nghi lễ đặc biệt, trang trọng được tổ chức định kỳ hằng năm bên cây cầu Hiền Lương. Ấy là lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” và thả chim bồ câu ước vọng hòa bình. Từ đó đến nay, hình ảnh lá Cờ đỏ Sao vàng từ từ kéo lên trên đỉnh Kỳ đài lịch sử trở nên quen thuộc với người dân Quảng Trị cũng như cả nước. Đó cũng mãi mãi sẽ là khoảnh khắc khiến hàng triệu con tim thổn thức…

Một góc ""Vườn cây hòa bình" năm trong khuôn viên bờ Bắc, khu di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền lương-Bến Hải
Một góc "Vườn cây hòa bình" năm trong khuôn viên bờ Bắc, khu di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền lương-Bến Hải

Khoảnh khắc in đậm dấu ấn hòa bình còn đến từ “vườn cây hòa bình” do UBND tỉnh Quảng Trị, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Đoàn Ngoại giao nhân dân PeaceTrees Việt Nam trồng, nhân Kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 2020. Vườn cây đặc biệt này nằm trong khuôn viên bờ Bắc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.

Cựu chiến binh Mỹ Kem Hunter vinh dự được trồng cây tại khu vườn hòa bình, nằm trên vĩ tuyến 17 – vị trí một thời đánh dấu ranh giới chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Và ông Kem Hunter đã nói, mà bất cứ người Quảng Trị nào cũng không quên: Tôi mong rằng cây chúng tôi trồng ở vĩ tuyến 17 tiếp tục lớn lên và tình hữu nghị giữa Nhân dân hai nước Việt Nam và Mỹ cũng sẽ phát triển như vậy. Chúng ta cùng nhau hợp tác để thúc đẩy hòa bình thế giới, đồng thời hàn gắn những vết thương chiến tranh còn sót lại.

Ngày hội đạp xe Vì hòa bình năm 2024 ở Quảng Trị
Ngày hội đạp xe Vì hòa bình năm 2024 ở Quảng Trị

Trên mảnh đất Quảng Trị không chỉ có một “Vườn cây hòa bình”. Nếu như sau chiến tranh, tất cả các di tích ở Quảng Trị đều bị tàn phá, trơ trọi bóng cây, thì từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, đã có trên 40.000 cây xanh được trồng tại các điểm di tích lịch sử.

Rộng hơn, cả một rừng cây đã phủ bóng mát lên những hố bom, hố pháo ngày nào bên dòng Hiền Lương, ngay tại vĩ tuyến 17. Nhiều cựu binh Mỹ khi trở lại Quảng Trị đã thốt lên rằng: Tôi không còn tin vào mắt mình, một Quảng Trị đã hồi sinh trên hoang tàn, đổ nát của chiến tranh.

Tháng 7 năm 2024 này, có một lễ hội lớn lần đầu tổ chức – Lễ hội Vì hòa bình. Cùng với đó, là chuỗi các hoạt động đi kèm như đạp xe, trồng cây xanh... Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 Hoàng Nam cho biết: Lễ hội vì Hòa bình 2024 lần đầu được tổ chức tại Quảng Trị, không chỉ phù hợp với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối ngoại giao của Đảng, mà còn đáp ứng tâm nguyện của Nhân dân yêu chuộng hòa bình. Dự kiến Lễ hội này sẽ tổ chức 2 năm một lần, được kỳ vọng sẽ tạo nhiều điểm nhấn cảm xúc, mang cả thế giới hòa bình đến Quảng Trị và mỗi người dân Quảng Trị sẽ trở thành một đại sứ vì hòa bình.

Hòa bình đang hiện hữu rõ hơn trên mỗi nóc nhà, dãy phố; mỗi vùng quê, cánh đồng, bãi biển… ở Quảng Trị. Cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc và đang ngày càng phát triển, chính là những nỗ lực lớn lao vì khát vọng hòa bình trên đất lửa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 6 phút trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.