Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dành tối đa nguồn lực để mọi trẻ em được sống trong yêu thương, hạnh phúc

PV - 19:00, 02/06/2024

Chúng ta cam kết dành tối đa nguồn lực để mọi trẻ em được sống trong yêu thương, hạnh phúc, được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, được nuôi dưỡng ước mơ vươn cao, cùng khát vọng đất nước hùng cường, luôn tự hào là người Việt Nam, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ.

(Dẫn nguồn) Dành tối đa nguồn lực để mọi trẻ em được sống trong yêu thương, hạnh phúc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, sáng 01/6 tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Sáng 01/6, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Với chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em", sự kiện diễn ra tại Nhà hát Sông Hương, Học viện Âm nhạc Huế, thành phố Huế.

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa THiên Huế Nguyễn Văn Phương và lãnh đạo các bộ, ban, ngành, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới hơn 15 triệu thiếu niên, nhi đồng cả nước "những cái ôm nồng ấm, tình cảm trìu mến". "Bác chúc các cháu ngày Tết thiếu nhi thật vui bên gia đình, bạn bè và có một kỳ nghỉ hè an toàn, ý nghĩa, vui tươi, lành mạnh và bổ ích", Phó Thủ tướng nói.

Dành những điều tốt đẹp nhất cho "mầm non tương lai" của đất nước

Sau 30 lần tổ chức, Tháng hành động vì trẻ em luôn là dịp để các cấp, các ngành, gia đình, xã hội có những phong trào, hành động ý nghĩa, thiết thực, tạo lập môi trường an toàn, cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ em.

Dẫn lại lời dạy của Bác Hồ: "Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Bác Hồ đã ví trẻ em như búp trên cành, hàm ý về sự kỳ vọng, tin tưởng và cũng là yêu cầu cho các bậc cha mẹ, nhà trường, rộng hơn là toàn Đảng, cả xã hội ta phải luôn yêu thương, che chở, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình, giáo dục cơ sở nơi nuôi dưỡng, bồi đắp hình thành nhân cách cùng với tri thức cho các mầm xanh.

Thực hiện lời dạy của Bác, trong mọi hoàn cảnh của đất nước, dù khó khăn thiếu thốn đến đâu, Đảng, Nhà nước, gia đình, xã hội vẫn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em bởi chính các em là tương lai của đất nước Việt Nam.

(Dẫn nguồn) Dành tối đa nguồn lực để mọi trẻ em được sống trong yêu thương, hạnh phúc 1
Phó Thủ tướng thăm và tặng quà cho trẻ em tại Làng trẻ em SOS Huế - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Nuôi dưỡng ước mơ đổi thay cuộc đời

Phó Thủ tướng nêu rõ, cùng với sự phát triển của đất nước, nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi, cung cấp dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em, nhất là địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, biển, đảo ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Các chương trình áo ấm cho em, cơm có thịt, xoá phòng học tạm, nuôi em… đang thu hút sự tham gia của hàng triệu người, giúp nâng bước chân đến trường để học những điều mới, nuôi dưỡng ước mơ đổi thay cuộc đời.

Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em từ cơ sở có sự tham gia của rất nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể… với hình thức hoạt động hết sức phong phú để phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp nhằm bảo vệ trẻ em tránh khỏi bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích.

Bên cạnh đó, nhiều diễn đàn, hội nghị của trẻ em được tổ chức từ cấp địa phương đến quốc gia là cơ chế hữu hiệu để trẻ em nói lên tiếng nói của mình, để người lớn lắng nghe, thấu hiểu các em về những vấn đề liên quan trực tiếp đến trẻ em, cũng như những suy nghĩ, ước muốn với tinh thần trách nhiệm gánh vác tương lai đất nước.

(Dẫn nguồn) Dành tối đa nguồn lực để mọi trẻ em được sống trong yêu thương, hạnh phúc 2
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Vẫn còn những nỗi niềm trăn trở…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ, ông đã được tham dự phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, nhiều vị đại biểu quốc hội, có thể nói là không khác gì một phiên họp chính của Quốc hội.

Đây là minh chứng cho sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, với thiếu niên-nhi đồng; khẳng định vai trò quan trọng, quyền đã được hiến định của thiếu niên nhi đồng - những mầm non tương lai của đất nước - trong việc được lắng nghe, được bàn bạc, được quyết định những vấn đề đặc biệt hệ trọng của chính các em.

Tuy đã nỗ lực hết sức, nhưng chúng ta không khỏi trăn trở, đau lòng mỗi khi biết thông tin về một em nhỏ nào đó đang phải chịu đựng đau đớn về thể xác, tinh thần do bị bạo lực, hay bị xâm hại, hoặc bị thương tích, đuối nước. Trên cả nước, vẫn còn hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần trợ giúp, bị ảnh hưởng của những nội dung độc hại trên môi trường mạng...

Thực tiễn trên, đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, mỗi người chúng ta phải hành động quyết liệt hơn nữa, ưu tiên cao hơn nữa, dành sự yêu thương, quan tâm và nguồn lực lớn hơn nữa cho trẻ em.

Vì vậy, Phó Thủ tướng đánh giá rất cao chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em" nhằm tạo môi trường sống an toàn, có cơ hội phát triển toàn diện cho mọi trẻ em Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Chính phủ sẽ luôn hết sức lắng nghe, ghi nhận ý kiến của các em để hành động quyết liệt hơn nữa, tiếp tục hoàn thiện, tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng, ban hành các kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực chăm lo, bảo vệ, tạo môi trường cho hơn 15 triệu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam phát triển ngày càng tốt đẹp, an toàn hơn.

(Dẫn nguồn) Dành tối đa nguồn lực để mọi trẻ em được sống trong yêu thương, hạnh phúc 3
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới hơn 15 triệu thiếu niên, nhi đồng cả nước: "Bác chúc các cháu ngày Tết thiếu nhi thật vui bên gia đình, bạn bè và có một kỳ nghỉ hè an toàn, ý nghĩa, vui tươi, lành mạnh và bổ ích" - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phát triển hệ thống phúc lợi, dịch vụ xã hội cho trẻ em theo hướng đa tầng, chất lượng cao hơn

Tại lễ phát động, trước sự chứng kiến của đại diện thiếu niên, nhi đồng, Phó Thủ tướng đề nghị, thứ nhất, các bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương phải quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với sự phát triển của trẻ em gắn với phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thứ hai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên ở cộng đồng dân cư. Nghiên cứu xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển trẻ em mang tính tổng thể, toàn diện.

Thứ ba, bảo đảm nguồn lực Nhà nước, huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong thực hiện các chính sách về dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, vui chơi, giải trí, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; phát triển hệ thống phúc lợi, dịch vụ xã hội cho trẻ em theo hướng đa tầng, chất lượng cao hơn.

Thứ tư, xây dựng môi trường gia đình, nhà trường, xã hội an toàn, lành mạnh, thân thiện để trẻ em phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ. Bảo đảm cho trẻ em được thụ hưởng lợi ích tốt nhất, không bị phân biệt đối xử, được bày tỏ ý kiến và được lắng nghe.

Thứ năm, chủ động triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trước thông tin xấu, độc, không phù hợp với lứa tuổi trên không gian mạng và xã hội; không để trẻ em làm công việc ảnh hưởng đến học tập, sức khoẻ, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần; phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em. Phát triển các sản phẩm văn hoá, văn học-nghệ thuật, giáo dục lành mạnh, phù hợp, có chất lượng dành cho trẻ em.

Thứ sáu, bảo đảm quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia vào các vấn đề có liên quan trong gia đình, nhà trường, tổ chức của trẻ em; tổ chức cho trẻ em có nhiều điều kiện để có nhiều diễn đàn sinh động hơn nữa. Tăng cường hợp tác, tham gia, phát huy vai trò thành viên tích cực trong thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc, các phong trào toàn cầu, khu vực về thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em.

Các cháu hãy phát huy tinh thần tự học, tự khám phá…

Chia sẻ với thiếu niên, nhi đồng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong thời gian vừa qua "đã có rất nhiều cháu luôn nỗ lực, vươn lên để trở thành những con ngoan, trò giỏi, công dân có ích, tuổi nhỏ làm việc nhỏ để đóng góp cho xã hội, cho đất nước, trở thành gương sáng".

Thế giới và tương lai đang rộng mở, Đảng, Nhà nước, gia đình, thầy cô luôn quan tâm, tạo những điều kiện tốt nhất để các cháu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất.

"Bác mong các cháu luôn chăm chỉ học hành, yêu thương gia đình, giàu lòng trắc ẩn, chia sẻ, cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, có ý thức rèn luyện thân thể, tập thể dục, thể thao thường xuyên và học giỏi ngoại ngữ để tiếp cận kho tàng tri thức, văn hóa của nhân loại, trở thành những công dân toàn cầu", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng mong muốn "hãy phát huy tinh thần tự học, tự khám phá và nếu có thể các cháu hãy đến với những địa danh lịch sử để thêm tự hào, yêu hơn non sông, đất nước trân quý giá trị của hòa bình, tự do.

Các cháu được sinh ra và lớn lên trên đất cố đô Huế, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu lịch sử của mảnh đất này trở thành những sứ giả du lịch yêu Huế nhất, hiểu Huế nhất để giới thiệu với bạn bè năm châu; hãy trở về nông thôn chứng kiến những người nông dân một nắng hai sương chắt chiu và gian lao làm nên hạt gạo; hãy đến với vùng cao, vùng sâu để thấu hiểu và sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của các bạn đồng trang lứa hay hòa mình vào với thiên nhiên".

"Các cháu hãy mơ ước và khát khao, nỗ lực thực hiện mơ ước của mình để phát triển bản thân và đóng góp cho phát triển đất nước, rạng danh dân tộc Việt Nam", Phó Thủ tướng bày tỏ.

Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Phó Thủ tướng khẳng định, "chúng ta cam kết dành tối đa nguồn lực để mọi trẻ em được sống trong yêu thương, hạnh phúc, được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, được nuôi dưỡng ước mơ vươn cao, cùng khát vọng đất nước hùng cường, luôn tự hào là người Việt Nam".

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước có một mùa hè vui vẻ, an toàn, bổ ích, lành mạnh và đáng nhớ.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao quà tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Phó Thủ tướng đã dự lễ cất nóc nhà đa chức năng, Trường Tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế; thăm và tặng quà cho trẻ em tại Làng trẻ em SOS Huế.

Nói chuyện với các em học sinh và thầy cô tại Làng trẻ em SOS Huế, Phó Thủ tướng trân trọng và biểu dương những nỗ lực, kết quả đạt được của thầy, trò, cán bộ, người lao động tại đây; nhất là tình thương yêu của các thầy, các cô đối với học sinh. Phó Thủ tướng cho rằng cần nhân rộng hơn nữa mô hình này để việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ngày càng tốt hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với hơn 70% là người đồng bào DTTS. Từ một huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, nhưng nay Đông Giang đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Kết quả này có được từ sự quyết tâm của địa phương, đồng lòng của Nhân dân trong việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Photo - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Dân tộc Gié Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Gié Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Tin tức - Hương Trà - 6 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 6 giờ trước
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 6 giờ trước
Xác định việc thực hiện thành công các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tạo “luồng gió mới” giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ đã và đang nỗ lực thực hiện hiệu quả các công trình, dự án, tiểu dự án nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 7 giờ trước
Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Sắc màu 54 - Thái Tuyên - 7 giờ trước
Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.
Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.