Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, ngày 4 - 5/7, tại tỉnh Phú Thọ, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
Theo đánh giá của Ban Dân tộc Lào Cai, việc triển khai điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra.
Ngày 5/7, tại tỉnh Phú Thọ, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ về tình hình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và kết quả việc phối hợp Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Những hạn chế có tính chất “mềm”, bao gồm các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm... đã tác động, ảnh hưởng đến tình hình và kết quả đầu tư nước ngoài tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao.
Đến nay, 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tổ chức xong Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV (riêng huyện Ia H’Drai lần thứ II) năm 2024 theo đúng thời gian quy định của Trung ương, sự chỉ đạo của UBND tỉnh là hoàn thành trước ngày 30/6/2024.
Trong chương trình làm việc tại Thái Nguyên trong hai ngày 2 - 3/7, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã có buổi thăm và làm việc tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên). Cùng tham gia Đoàn, có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
Thái Nguyên có 177 xã, phường, thị trấn thì có tới hơn 120 xã miền núi, vùng cao. Tính đến đầu tháng 6/2024, 100% xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Thái Nguyên đã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt và nhân văn.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương của tỉnh Gia Lai đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc dành cho đồng bào. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3- 5%/năm; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Trong hai ngày 2 - 3/7, tại tỉnh Thái Nguyên, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên về tình hình công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, tỉnh Cao Bằng đã giải ngân 288.150 triệu đồng/877.155 triệu đồng vốn ngân sách Trung ương (bao gồm nguồn vốn năm 2022, 2023 kéo dài sang thực hiện năm 2024), đạt 33% kế hoạch năm.
“Kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS giúp cho tỉnh thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc một cách hoàn thiện nhất”. Đây là khẳng định của ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng khi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển sau Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 tại tỉnh Sóc Trăng vừa diễn ra ngày 01/7 vừa qua.
Ngày 3/7, Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê do ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại hai huyện Đức Cơ và Mang Yang (tỉnh Gia Lai) nhằm chỉ đạo, giám sát thực hiện nội dung của Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.