Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quan tâm và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc trao sinh kế để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng triển khai hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.
Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp.Pleiku, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024 đã long trọng tổ chức với chủ đề Đại hội “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Khi được thông qua, Nghị quyết về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác hỗ trợ đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, để giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, các địa phương và đồng bào các dân tộc phải quán triệt phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm”.
Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.
Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức khai mạc.
Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán...đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 9/11, tại thành phố Hạ Long.
Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra phiên trù bị.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tối 8/11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc.
Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Trong hai ngày 7 - 8/11, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức, với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà tham dự Đại hội.
Với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, đặc biệt là phong trào thi đua “ chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Theo kế hoạch, năm 2025 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sẽ đạt chuẩn huyện Nông thôn mới (NTM). Để đạt được mục tiêu này, địa phương đang tập trung các nguồn lực; trong đó có nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CT MTQG) để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, đồng thời nâng cao các tiêu chí đã đạt.
Cao Bằng có dân số 547.857 người, chủ yếu là đồng bào DTTS. Phần lớn đồng bào DTTS sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trình độ lao động, kỹ thuật chưa cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (CSDT), nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và các dự án hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng, không những ổn định, nâng cao đời sống đồng bào DTTS mà còn góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14/11/2024.
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động tự do… có thể tiếp cận được với chính sách nhân văn này.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) đang tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719).Với sự hỗ trợ nguồn lực và chính sách từ Trung ương, chương trình được kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích thay đổi diện mạo toàn diện, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển bền vững.
Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng Nam đang phấn đấu trở thành vùng dược liệu đại diện cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên.