Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hiệu quả hoạt động tuyên truyền, xây dựng các mô hình trong Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 bám sát với tình hình thực tế ở cơ sở. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới.
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024, theo phiếu xã bổ sung thêm nhiệm vụ thu thập thông tin về số lượng cơ sở dạy nghề tại xã/phường/thị trấn tính đến ngày 01/7/2024. Cùng với việc thu thập thực trạng trình độ của lao động theo phiếu hộ, thì thông tin về cơ sở dạy nghề đưa ra bộ dữ liệu quan trọng để nhìn lại công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động người DTTS.
11 huyện miền núi ở Nghệ An có không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Di sản văn hóa phi vật thể nơi ấy rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Tuy nhiên, công tác kiểm đếm, kiểm kê đang gặp những bất cập nhất định; là thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, phục dựng và phát triển. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" cần phải nỗ lực rất lớn thì mới có hiệu quả.
Để giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS, thực hiện Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã và đang tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình đang đem lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Họ là những tấm gương điển hình làm kinh tế, là cầu nối tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là trong việc vận động người dân hưởng ứng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đẩy lùi các hủ tục, và chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Để rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bằng – Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn.
Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên và đặc biệt sự phối hợp với nhà trường, đoàn thể cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn này. Nhờ đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã chấm dứt, tảo hôn giảm rõ rệt.
Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", với việc triển khai nhiều phần việc cụ thể đang tiếp tục tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, đối với địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An còn quá nhiều khó khăn về mọi mặt, trong đó có cả sự vướng mắc về cơ chế khi triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ, thì nguồn lực này chưa thực sự giải quyết được những nhu cầu thực tế ở cơ sở.
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó các chương trình lớn như Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã đầu tư, hỗ trợ nhiều công trình, dự án dân sinh, qua đó đã góp phần thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Bảo Lạc có 5 xã biên giới: Cốc Pàng, Thượng Hà, Cô Ba, Khánh Xuân, Xuân Trường, với đoạn đường biên giới dài 53,6km, 114 cột mốc (trong đó, 83 cột mốc chính, 30 cột mốc phụ và 01 cột mốc kép) do 3 Đồn Biên phòng: Cốc Pàng, Cô Ba, Xuân Trường quản lý từ mốc 530 đến mốc 621/1. Trong cơn bão số 3 vừa qua, Bảo Lạc là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.
Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Từ nguồn vốn của các chương trình, tỉnh Phú Yên đã phân bổ cho các huyện miền núi xây dựng hạ tầng giao thông, đầu tư công trình thiết yếu và hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất... Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, diện mạo miền núi ngày càng thay đổi tích cực.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Với trách nhiệm, kinh nghiệm của mình, những Người có uy tín trên địa bàn huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thi đua phát triển kinh tế. Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự, phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng các dân tộc.
Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong thời gian qua huyện Quản Bạ đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và nâng cao đời sống Nhân dân.
Ngày 30/11, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để tỉnh biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS; đồng thời đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu trong thời gian tới.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng đồng bào DTTS của huyện.
Sau gần 4 năm thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tỉnh Cao Bằng đã giảm rõ rệt. Tỉnh đang nỗ lực hướng tới hoàn thành mục tiêu của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, thời gian gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào DTTS tại Quảng Nam đã từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi.
Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động bảo đảm quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Trong đó, việc thành lập, nâng cao năng lực triển khai các mô hình, câu lạc bộ thúc đẩy bình đẳng giới thuộc Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong vùng đồng bào DTTS, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc.