Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Phương Linh - Nguyễn Lương - 5 giờ trước

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39-CT/TW tiếp nối thành công của Chỉ thị 40-CT/TW trước đó được triển khai, đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại tỉnh Đắk Nông, đây là một trong những giải pháp quan trọng của Ðảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.

Đòn bẩy phát triển

Gia đình chị Nguyễn Thị Thương, thôn 8, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) được vay 80 triệu đồng theo chương trình hộ mới thoát nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Có vốn, gia đình chị đầu tư mua 30 con dê giống về chăn nuôi. Hiện nay, quá trình chăn nuôi đang diễn ra khá thuận lợi.

Theo tính toán của chị Thương, nếu thuận lợi, đến cuối năm 2025, gia đình chị sẽ xuất bán từ 1-2 lứa dê. Nguồn lợi nhuận từ nuôi dê, gia đình chị sẽ tái đầu tư vào chăm sóc vườn rẫy, cây ngắn ngày.

“Nguồn vốn hỗ trợ kịp thời nên gia đình khá thuận lợi trong quá trình đầu tư chăn nuôi. Điều này góp phần rất lớn để gia đình hạn chế tình trạng phải đi vay ngoài đầu tư vào sản xuất như những năm trước”, chị Thương chia sẻ.

Qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 - CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng. Phát huy kết quả này, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục ban hành Chỉ thị 39 về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Theo Tỉnh ủy Đắk Nông, Chỉ thị 39 ban hành nhằm mục đích phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai tín dụng chính sách xã hội thời gian qua. Thông qua Chỉ thị nâng cao nhận thức, xác định vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương. Trên cơ sở này, tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Chỉ thị 39 đã giao nhiệm vụ, phân công cho từng tổ chức, đơn vị trong quá trình thực hiện. Tổ chức đảng, chính quyền địa phương, MTTQ, các tổ chức hội đoàn thể xác định tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo kết quả trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội. 

Các cấp uỷ, chính quyền địa phương, MTTQ phối hợp triển khai hiệu quả các chương trình cho vay. Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ vay vốn. Quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động huy động, quản lý, sử dụng vốn của NHCSXH cần được tăng cường, tránh tình trạng xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện các tín dụng chính sách.

Các tổ chức chính trị xã hội thực hiện đầy đủ, hiệu quả các công việc được NHCSXH nhận ủy thác. Từng đơn vị lồng ghép các nội dung ủy thác với các chương trình, dự án và hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị, xã hội.

Quá trình rà soát, đánh giá có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội hiện hành cần đẩy mạnh. Các đơn vị xây dựng cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Hằng năm, địa phương tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào một đầu mối là NHCSXH. Việc bố trí nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm cho NHCSXH tỉnh và các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện cần được tăng cường.

Lãnh đạo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuy Đức (Đắk Nông) kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại xã Quảng Tâm
Lãnh đạo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuy Đức (Đắk Nông) kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại xã Quảng Tâm

Vào cuộc kịp thời

Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông Vũ Anh Đức cho biết, đến nay, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương tại Đắk Nông đạt 413 tỷ đồng, chiếm 8,7% tổng dư nợ. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh ủy thác đạt 35 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện ủy thác đạt 20,8 tỷ đồng. Đến năm 2030, Đắk Nông phấn đấu nguồn ngân sách ủy thác từ các cấp đạt 1.280 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ.

Để hoàn thành chỉ tiêu này, ngay sau khi có Chỉ thị 39, NHCSXH tỉnh chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền nội dung Chỉ thị 39.

Chi nhánh tích cực làm việc với các đơn vị trong việc tạo lập cơ chế nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Công tác nhận nguồn vốn ủy thác cho vay, việc tập trung các nguồn vốn cho vay ưu đãi trên địa bàn về một đầu mối là NHCSXH cũng được đơn vị chú trọng.

NHCSXH Đắk Nông chủ động báo cáo NHCSXH Trung ương cân đối, bố trí nguồn vốn kịp thời, bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu Chỉ thị 39. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội đối với các chương trình. Qua đó, đơn vị rút ra những khó khăn, tồn tại, bài học kinh nghiệm giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Theo Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vũ Anh Đức, hiện nay, đơn vị tập trung thực hiện tốt các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng. NHCSXH còn phối hợp cấp ủy các cấp, tăng cường chỉ đạo các tổ chức chính trị, xã hội nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung đã nhận ủy thác.

“Chúng tôi tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. NHCSXH thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các hộ vay nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn”, ông Đức chia sẻ thêm.

Các đơn vị cần tiếp tục quan tâm nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác để các đối tượng chính sách được hưởng nguồn vốn vay ưu đãi.
Các đơn vị cần tiếp tục quan tâm nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác để các đối tượng chính sách được hưởng nguồn vốn vay ưu đãi

Thực tế, việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội vẫn còn những hạn chế. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tại một số địa phương chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo, các đối tượng chính sách.

Công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn một số đơn vị cấp xã còn thiếu chặt chẽ, chưa có các biện pháp cụ thể, tích cực để cải thiện chất lượng tín dụng. Trong đó phải kể đến là các biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm đối với hộ gia đình còn dư nợ vốn vay tại NHCSXH nhưng bỏ đi khỏi nơi cư trú…

Thời gian tới, NHCSXH tỉnh tập trung nguồn lực triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Ngoài nỗ lực của đơn vị, NHCSXH mong muốn cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương uỷ thác qua chi nhánh, nhằm mở rộng cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Tính đến hết tháng 2/2025, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Đắk Nông là 4.754 tỷ đồng, tăng 2,25% so với cuối năm 2024. Riêng doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách trong 2 tháng đầu năm 2025 gần 367 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 5.380 hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
EVNNPC: Đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý I/2025

EVNNPC: Đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý I/2025

Trong quý đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã duy trì ổn định việc cung cấp điện an toàn, liên tục cho 27 tỉnh/thành phố miền Bắc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Media - BDT - 4 giờ trước
Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 5 giờ trước
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39-CT/TW tiếp nối thành công của Chỉ thị 40-CT/TW trước đó được triển khai, đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại tỉnh Đắk Nông, đây là một trong những giải pháp quan trọng của Ðảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.