Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Hiệu quả tín dụng chính sách gắn với công tác giảm nghèo bền vững và chuyển đổi số

Phương Linh - 16:47, 28/05/2025

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk trở thành “bà đỡ” cho hàng chục nghìn hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp cận vay từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, góp phần hiện thực mục tiêu giảm nghèo bền vững và chuyển đổi số.

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk Đào Thái Hòa kiểm tra hồ sơ vay vốn trên địa bàn xã Ea Trul, huyện Krông Bông
Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk Đào Thái Hòa kiểm tra hồ sơ vay vốn trên địa bàn xã Ea Trul, huyện Krông Bông

Đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Là tỉnh có hơn 30% dân số là đồng bào DTTS, nhiều địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi tại Đắk Lắk luôn rất lớn. Thực hiện vai trò “bà đỡ” của người nghèo, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, đưa vốn đến đúng nơi, đúng đối tượng. Được xem là công cụ tài chính thiết yếu để xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ.

Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk Đào Thái Hòa, cho biết: Tính đến 20/05/2025, tổng dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh đạt 8.489 tỷ đồng, tăng 463 tỷ đồng so với đầu năm, với hơn 163.200 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo đạt hơn 1.772 tỷ đồng; hộ cận nghèo gần 1.449 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo hơn 945 tỷ đồng; chương trình cho vay giải quyết việc làm hơn 1.464 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 0,018% tổng dư nợ.

Từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh đã có hơn 25.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay mới, góp phần tạo việc làm cho hơn 5.100 lao động; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa hơn 14.200 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; giúp 1.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học tập.

Gia đình chị H’Yam Êban (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) là một ví dụ điển hình. Trước đây, cuộc sống của gia đình chị rất khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ. Năm 2022, thông qua tổ vay vốn của Hội Phụ nữ xã, chị được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Buôn Đôn giải ngân khoản vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo. Nhờ đầu tư đúng hướng vào chăn nuôi bò và cải tạo rẫy cà phê, sau hơn hai năm, gia đình chị đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm.

Cũng từ nguồn vốn chính sách, hàng ngàn hộ dân ở các địa phương như Krông Pắc, Cư M’gar, Lắk, Krông Bông… đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế hộ, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, mở cơ sở sản xuất nhỏ, từ đó cải thiện đáng kể thu nhập và chất lượng cuộc sống.

Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk Đào Thái Hòa, cho biết thêm: “Chúng tôi luôn coi trọng việc đồng hành cùng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách không chỉ trong việc cấp vốn, mà còn hỗ trợ tư vấn sử dụng vốn hiệu quả, hướng dẫn sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS”

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, gia đình bà H'Blim Byă ở xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, gia đình bà H'Blim Byă ở xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương

Đổi mới công nghệ – nâng cao hiệu quả phục vụ

Song hành với hoạt động tín dụng truyền thống, Chi nhánh NHCSXH Đắk Lắk xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng phục vụ. Hiện tại, tỉnh có 4.020 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đang hoạt động, trong đó trên 90% tổ trưởng đã sử dụng thành thạo ứng dụng phần mềm quản lý tín dụng chính sách cài trên điện thoại thông minh.

Ứng dụng này cho phép theo dõi giao dịch của từng tổ viên, nhắc lịch trả nợ, thống kê tiền gửi tiết kiệm và báo cáo dữ liệu nhanh chóng. Nhờ đó, công tác đối chiếu, thu nợ, thu lãi và hỗ trợ tổ viên diễn ra minh bạch, hiệu quả và giảm thiểu sai sót.

Ông Y Ghi Mlô, Tổ trưởng Tổ TK&VV tại xã Ea H’leo, cho biết: “Trước kia tôi phải ghi chép bằng tay, mất nhiều thời gian. Giờ có điện thoại thông minh, mọi thông tin vay vốn, lịch trả nợ đều nắm được rõ ràng, giúp tôi quản lý tổ dễ hơn rất nhiều”.

Ngoài ra, Chi nhánh NHCSXH tỉnh còn phối hợp với các hội đoàn thể, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chính sách tín dụng trên mạng xã hội, cổng thông tin điện tử, các buổi truyền thông lưu động, từ đó giúp người dân – nhất là giới trẻ, người dân tộc thiểu số – tiếp cận chính sách thuận lợi, kịp thời và chính xác.

Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông Trà Văn Tâm kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay tín dụng chính sách của người dân tại xã Hòa Sơn
Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông Trà Văn Tâm kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay tín dụng chính sách của người dân tại xã Hòa Sơn

Chia sẻ về định hướng thời gian tới, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk Đào Thái Hòa, thông tin: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương và mở rộng đối tượng thụ hưởng theo Chỉ thị 39-CT/TW của Ban Bí thư. Mục tiêu là phục vụ người nghèo tốt hơn, gần dân hơn và hiệu quả hơn.”

Đáng chú ý, trong năm 2025, tỉnh Đắk Lắk đã bố trí 115,7 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để ủy thác sang Chi nhánh NHCSXH, nâng tổng nguồn vốn ủy thác lên gần 659.227 tỷ đồng. Nguồn lực này là nền tảng để Chi nhánh NHCSXH tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình trọng tâm, như: Cho vay xây dựng nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Với sự quyết liệt từ hệ thống chính trị, sự đồng hành của người dân và định hướng đúng đắn trong quản trị – điều hành, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk đang từng bước khẳng định vai trò là điểm tựa tài chính vững chắc, đưa tín dụng chính sách ngày càng thấm sâu vào đời sống và phát huy hiệu quả thực chất trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo xung lực cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo xung lực cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn thiện các dự án luật đang trình Quốc hội để xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, đồng thời xây dựng dự án Luật Chuyển đổi số, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10... bảo đảm tháo gỡ điểm nghẽn và tạo xung lực cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số.
Đặc sắc ẩm thực Cơ tu

Đặc sắc ẩm thực Cơ tu

Media - BDT - 20:17, 29/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc ẩm thực Cơ tu. Chùa Quan Âm linh thiêng tại Đà Nẵng. Nữ nghệ nhân truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vườn san hô như trong cổ tích ở Côn Đảo

Vườn san hô như trong cổ tích ở Côn Đảo

Media - BDT - 20:07, 29/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lung linh đêm hoa đăng Yên Tử cầu quốc thái dân an. Vườn san hô như trong cổ tích ở Côn Đảo. Sáng chế máy sấy lúa của lão nông Nghệ An. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người thổi ốc u ở Lý Sơn

Người thổi ốc u ở Lý Sơn

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 19:57, 29/05/2025
Trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tôi mê nhất là tiếng ốc u. Âm thanh linh thiêng ấy từng tiễn những chuyến thuyền chở binh phu ra Hoàng Sa, mang theo sứ mệnh cắm mốc chủ quyền trên biển đảo. Tiếng ốc u cũng là lời tưởng niệm, tri ân những người lính Hoàng Sa năm xưa ra đi không trở lại. Đến hôm nay, người dân đất đảo vẫn luôn khắc ghi và xúc động mỗi khi tiếng ốc u vang lên trên quê hương mình.
Niềm vui trên khu dân cư mới Xóm Bằng

Niềm vui trên khu dân cư mới Xóm Bằng

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 19:56, 29/05/2025
Xóm Bằng là khu dân cư thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, được thụ hưởng từ Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030 (Chương trình MTQG 1719). Trong quá trình triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, lực lượng thi công đã khẩn trương tăng ca, chia kíp để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành và đưa khu dân cư mới thôn Xóm Bằng vào sử dụng trong trung tuần tháng 6/2025.
Thành quả giảm nghèo từ Chương trình MTQG 1719

Thành quả giảm nghèo từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 19:54, 29/05/2025
Sau 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), cùng với kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các mô hình sinh kế, hỗ trợ sản xuất đã đem lại hiệu quả giảm nghèo rõ rệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là một trong những thành quả đáng khích lệ từ Chương trình MTQG 1719.
Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na

Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 27/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Trà huyện Tân Uyên lần thứ II năm 2025. Chùa Lô Sơn Nghệ An. Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay xã Phước Hà

Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay xã Phước Hà

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:52, 29/05/2025
Chiều 29/5, tại xã Phước Hà, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, tổ chức lễ bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có các ông: Lê Văn Bình, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận; Châu Thanh Hải, Bí thư Huyện ủy Thuận Nam cùng đông đảo cán bộ và nhân dân xã Phước Hà.
Quảng Bình, Quảng Trị thống nhất phương án sau sáp nhập: Bố trí cán bộ cấp xã ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS

Quảng Bình, Quảng Trị thống nhất phương án sau sáp nhập: Bố trí cán bộ cấp xã ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS

Tin tức - Khánh Ngân - 17:30, 29/05/2025
Thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, Trưởng ban Chỉ đạo hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang đã ký ban hành Kết luận tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2025

Bình Định: Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 17:15, 29/05/2025
Ngày 29/5, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”.
Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Thời sự - Hoàng Quý - 17:03, 29/05/2025
Chiều 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Tỉnh Hòa Bình đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Nhịp cầu nhân ái - Quỳnh Trâm - 16:42, 29/05/2025
Với mong muốn giúp người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi có nhà ở, ổn định cuộc sống, tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho Nhân dân.