Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”

Ngọc Chí - 11:09, 21/12/2023

Theo dự án được phê duyệt, 108 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà (Kon Tum) sẽ được nhận hỗ trợ mỗi hộ 01 con bò cái sinh sản trị giá 16,5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nhận bò thì người dân cho rằng đó chỉ là bê con, thậm chí có hộ còn kiên quyết không nhận. Nhiều người cho rằng chỉ riêng số tiền đối ứng 35% thì có thể mua được 01 con bò như thế. Với những việc làm bất thường này đã gây dư luận không tốt trong Nhân dân.

Người dân cho rằng con bê này không thể có giá trị 16,5 triệu đồng
Người dân cho rằng con bê này không thể có giá trị 16,5 triệu đồng

Vợ chồng A Trương và Y Hô (hộ mới thoát nghèo năm 2022) ở thôn Đăk Duông, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà là hộ kiên quyết không nhận bò hỗ trợ của xã Ngọk Wang khi xã triển khai Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, đang dạng hoá sinh kế cộng đồng (hỗ trợ bò cái sinh sản) thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Sau khi lãnh đạo xã đến nhà đưa 9 triệu đồng thì A Trương mua một con bò trong thôn trị giá hơn 8 triệu đồng
Sau khi lãnh đạo xã đến nhà đưa 9 triệu đồng thì A Trương mua một con bò trong thôn trị giá hơn 8 triệu đồng

Anh A Trương cho biết: Khi được xã thông báo đến nhận bò hỗ trợ, vợ chồng tôi thấy bò quá nhỏ nên kiên quyết không nhận. Sau đó, cán bộ xã trực tiếp đến nhà đưa vợ chồng tôi 9 triệu và bảo mua bò khác. Vợ chồng tôi chọn mua 1 con bò ở trong thôn với giá 8 triệu đồng. Nói chung là vẫn to hơn so với bò của các hộ khác đã nhận.

Đối với những hộ đã nhận bò hỗ trợ theo Dự án thì cho rằng giá trị con bò 16,5 triệu đồng là không xứng đáng với số tiền đó. Anh A Phú (hộ mới thoát nghèo năm 2022) ở thôn Đăk Duông, xã Ngọk Wang bức xúc nói: Khi xã về thôn họp thì gia đình tôi đăng ký nhận hỗ trợ bò, số tiền đối ứng 35% sẽ trả lại trong vòng 2 năm là hơn 5,7 triệu đồng thì gia đình tôi đồng ý. Những khi nhận bò về thì thấy bò quá nhỏ, ở đây chỉ gọi là bê chứ không phải bò cái sinh sản. Bò như thế này mua trong làng tầm 7 đến 8 triệu thôi. Bò nhỏ như thế này nuôi phải 2 đến 3 năm mới sinh sản, vậy lấy tiền đâu mà trả lại.

Người dân cho rằng đây là bê chứ không phải là bò cái sinh sản
Người dân cho rằng đây là bê chứ không phải là bò cái sinh sản

Theo Quyết định phê duyệt kế hoạch của Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng (hỗ trợ bò cái sinh sản) thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Ngọk Wang có 108 hộ được thụ hưởng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Mỗi hỗ được hỗ trợ 01 con bò cái sinh sản có trọng lượng từ 1,4 đến 1,5 tạ, với tổng kinh phí thực hiện dự án là 1,7 tỷ đồng.

Bà Y Mék ở thôn Kon Prông, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà chia sẻ: Khi xã hỗ trợ bò thì mình về nuôi thôi chứ cũng không biết giá trị bao nhiêu. Như bò này nuôi chắc cũng mất 3 năm mới có thể sinh sản được.

Chị Y San (bên phải) ở thôn Đăk Duông, xã Ngọk Wang nhận bò rồi nhưng vẫn không khỏi lo lắng vì bò hay bị co giật
Chị Y San (bên phải) ở thôn Đăk Duông, xã Ngọk Wang nhận bò rồi nhưng vẫn không khỏi lo lắng vì bò hay bị co giật

Còn Y San ở thôn Đăk Duông, xã Ngọk Wang khi nhận bò rồi nhưng vẫn không khỏi lo lắng, chị cho biết: Nhận bò về thì thấy bò nhỏ quá, lúc đầu thì không chịu ăn cỏ, có lúc thì nằm ra co giật. Gia đình cũng sợ bò chết, chắc phải lên báo với xã để trả hoặc đổi lại bò khác.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi nhận bò hỗ trợ được gần 1 tháng thì có 3 con bị chết và đã được đơn vị cung ứng đổi lại 03 con bò khác. Nguyên nhân được xác định là do người dân chăm sóc không hợp lý, bò bị quấn dây, ăn trúng sâu dẫn đến chết.

Trao đổi với ông Ngô Tấn Khoa, Chủ tịch UBND xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà thì ông khẳng định: Xã đã cấp bò đảm bảo các điều kiện theo đề án được phê duyệt, bò thì đủ trọng lượng từ 1,4 đến 1,5 tạ. Xã cũng chưa nghe ý kiến phản ánh gì trong Nhân dân. Còn trường hợp vợ chồng A Trương và Y Hô thì xã không có lên đưa tiền để gia đình tự mua bò!?

Xã Ngọk Wang có hơn 80% dân số là người đồng bào DTTS (chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng), đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ bò sinh sản được kỳ vọng sẽ giúp đồng bào DTTS có thể phát triển sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống. Tuy nhiên, khi nhận bò hỗ trợ thì các hộ dân đều cho rằng bò nhỏ quá không thể có tiền để trả lại trong vòng 2 năm. Thậm chí có hộ còn cho rằng, đã nghèo rồi mà nhận bò này về phải đối ứng hơn 5,7 triệu thì có khi lại nghèo thêm.

Những lo lắng của người dân là có cơ sở, bởi nếu đúng bò sinh sản thì trong vòng 2 năm đã có thể sinh ra 01 bê con và khi đó người dân bán bê con sẽ đủ trả lại số tiền đối ứng 35%. Còn bò quá nhỏ người dân nuôi 2 năm sau chưa thể sinh sản được.

Bà Y Mék ở thôn Kon Prông, xã Ngọk Wang và con bò mới được xã hỗ trợ trị giá 16,5 triệu đồng
Bà Y Mék ở thôn Kon Prông, xã Ngọk Wang và con bò mới được xã hỗ trợ trị giá 16,5 triệu đồng

Ông A Phái, đảng viên Chi bộ thôn Đăk Duông, xã Ngọk Wang bức xúc cho biết: Bây giờ hỗ trợ dân thế này thì người ta chỉ có “chết” thôi. Người ta đã nghèo rồi, thà rằng 16,5 triệu thì con bò cũng bằng con bò mẹ, bò này tầm 6 đến 7 triệu mà bà con cũng bỏ ra gần bằng số tiền đó thì nhà nước hỗ trợ thế nào nữa. Đảng viên sao anh không ý kiến (phóng viên hỏi)? Mình có được họp đâu mà biết, chỉ biết là được cấp bò, khi xã đem bò về cho dân thì ai cũng bất ngờ.

Chương trình MTQG 1719 là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3%... Tuy nhiên, với cách làm như hiện nay của chính quyền xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà thì liệu rằng đồng bào DTTS nơi đây có được mức thu nhập như mục tiêu đã đề ra. Điều đáng nói hơn là việc triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ sinh kế thuộc Chương trình MTQG 1719 hiện không chỉ không nhận được sự đồng thuận của Nhân dân mà còn gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn xã Ngọk Wang. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Tin nổi bật trang chủ
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi)

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 20 phút trước
Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi).
Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán...đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.
Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Chủ động, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống

Chủ động, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.
Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh Trường PTDT nội trú THCS Ngọc Lặc

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh Trường PTDT nội trú THCS Ngọc Lặc

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tối 8/11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc.
Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam". Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Thời sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.
Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Pháp luật - Phạm Nguyên - 6 giờ trước
Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Sau nhiều năm diễn ra tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 sẽ được tổ chức tại "mái nhà chung" của 54 dân tộc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, cũng là dịp để người dân Thủ đô và du khách quốc tế có cơ hội tìm hiểu về thực hành then đã được UNESCO ghi danh. Liên hoan nằm trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Phòng chống ma túy để xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Phòng chống ma túy để xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy đến năm 2030.