Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hoàng Su Phì lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 30/5

Thu Hằng - Vũ Mừng - 21:13, 23/05/2024

Ngày 30/5 tới đây, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hoàng Su Phì lần thứ IV năm 2024 sẽ được tổ chức với Chủ đề: “Cộng đồng các dân tộc huyện Hoàng Su Phì đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”.

(TIN ĐÃ CÓ HỢP ĐỒNG TRUYỀN THÔNG) Hà Giang: Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hoàng Su Phì lần thứ IV năm 2024

Đại hội nhằm tổng kết, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và triển khai 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hoàng Su Phì lần thứ III đến nay.

Đây cũng là dịp huyện Hoàng Su Phì tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Đại hội đại biểu các DTTS huyện Hoàng Su Phì lần thứ IV năm 2024 sẽ có sự tham dự của 150 đại biểu và được tổ chức trang trọng với quy mô phù hợp, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Qua đó, khơi dậy khí thế sôi nổi, phấn khởi, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp Nhân dân trong huyện. 

Đại biểu chính thức tham gia Đại hội là người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các DTTS sinh sống trên địa bàn, có nhiều thành tích đóng góp vào việc ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, cũng như xây dựng tinh thần đoàn kết các dân tộc.

Hoàng Su Phì là huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, nằm trên thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc, cách thành phố Hà Giang 110 km về phía tây,

Năm 2023 tổng dân số toàn huyện là 14.650 hộ với 68.416 người, trong đó người DTTS chiếm 95,5%. Trên địa bàn huyện hiện có trên 13 dân tộc, trong đó có 09 dân tộc sinh sống thành cộng đồng, bao gồm: Dân tộc Nùng; dân tộc Dao; dân tộc Tày; dân tộc Mông; dân tộc La Chí; dân tộc Cờ Lao; dân tộc Hoa; dân tộc Phù Lá; còn lại là các dân tộc Cao Lan, Mường, Giấy, Pà Thẻn sinh sống rải rác.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cháy lớn, nhiều người mắc kẹt trong ngôi nhà tại Định Công, Hoàng Mai

Cháy lớn, nhiều người mắc kẹt trong ngôi nhà tại Định Công, Hoàng Mai

Xã hội - Minh Nhật - 12 phút trước
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 18h chiều 16/6, 1 căn nhà cao tầng trên phố Định Công Hạ (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ xảy ra cháy.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Media - BDT - 4 giờ trước
Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Kỳ vọng ở một Tiểu dự án đặc biệt (Bài 1)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Kỳ vọng ở một Tiểu dự án đặc biệt (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 4 giờ trước
LTS: Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã dành hẳn một Tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cho đồng bào Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Mục tiêu đề ra là đầu tư phát triển bền vững tộc người này gắn với bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái. Nhưng đã gần hết giai đoạn 1: từ 2021-2025, dự án vẫn đang còn nhiều vướng mắc, nhất là các thủ tục chuyển đổi đất rừng và rừng, khiến cho nhiều mục tiêu bị “treo”.
Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 5 giờ trước
Từ việc triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) những năm qua, đang tạo ra động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở Đắk Lắk ngày càng lan tỏa và đi vào thực chất.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 5 giờ trước
Vàng tặc lắng xuống sau nhiều nỗ lực của chính quyền, hệ thống chính trị ở huyện Tương Dương và các xã vùng “bốn yên”. Tái thiết lại cuộc sống ở vùng đất từng hứng chịu vấn nạn vàng tặc luôn là khát vọng khôn nguôi của các tầng lớp Nhân dân và chính quyền nơi đây...
Tin trong ngày - 14/6/2024

Tin trong ngày - 14/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Xuất cấp gạo cho 3 địa phương dịp giáp hạt năm 2024. Đak Pơ (Gia Lai) Tổ chức Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống. Làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS ở Kon Tum. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”:

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: "Sóng dữ" một thời (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 5 giờ trước
LTS: Vùng đất “bốn yên”, gồm Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, huyện Tương Dương (Nghệ An) từng là thủ phủ của… “vàng tặc”. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, thì “vàng tặc” mới lắng xuống, những hệ lụy mới lùi dần. Tuy nhiên, để vùng đất "bốn yên" không tiếp tục dậy "sóng dữ", các cấp chính quyền, lực lượng chức năng cần phải "vào cuộc" rà soát, kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng việc đã cấp phép khai thác quặng vàng ở vùng đất này, để nỗi đau, nỗi ám ảnh kinh hoàng mà người dân ở nơi đây từng nếm trải...không lặp lại.
Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 6 giờ trước
Quảng Nam có hơn 400 Người có uy tín, đây là một trong những lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Cùng với đó, họ là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ cho người khó khăn cùng phát triển sản xuất, vận động người dân cùng hiến đất mở đường, góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Hòa Bình: CSGT chặn bắt đối tượng vận chuyển 18 bánh Heroin bằng xe máy

Hòa Bình: CSGT chặn bắt đối tượng vận chuyển 18 bánh Heroin bằng xe máy

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Đội tuần tra kiểm soát Cảnh sát giao thông và trật tự thuộc Công an huyện Mai Châu (Hoà Bình), vừa bắt đối tượng vận chuyển 18 bánh Heroin bằng xe máy.
Cháy nhà trong đêm ở Bắc Giang, 3 người tử vong

Cháy nhà trong đêm ở Bắc Giang, 3 người tử vong

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, vụ cháy xảy ra vào thời điểm rạng sáng tại ngôi nhà 2 tầng có địa chỉ tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám (phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) do bà Đào Thị H. (SN 1981) làm chủ hộ.
“Cánh chim đầu đàn” ở buôn Đrao

“Cánh chim đầu đàn” ở buôn Đrao

Gương sáng giữa cộng đồng - Lê Hường - 21:21, 15/06/2024
Ở buôn Đrao, xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào Ê Đê xem già Y Krú Ayun là “cánh chim đầu đàn”. Với vai trò là Người có uy tín, già Y Krú Ayun đã giúp nhiều người lầm lỗi vượt biên trái phép trở về quê hương, sống có ích và cùng bà con xây dựng buôn làng.