Xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên có đường biên giới giáp nước bạn Campuchia. Dân sốcủa xã trên 1.200 hộ, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 52%. Sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, đến năm 2014, xã Mỹ Đức là xã biên giới đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM mới.
Kết quả này có được là nhờ sự đồng tình, hưởng ứng, đóng góp tích cực của người dân, phật tử Khmer, đặc biệt là sư trụ trì Chau Bên. Xã Mỹ Đức đã huy động hơn 18 tỷ đồng từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn như đường, trường, trạm…; 85% đường giao thông liên ấp được bê tông hóa; hơn 97% hộ dân trong xã sử dụng điện lưới quốc gia.
Xã cũng đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo bằng các biện pháp như hỗ trợ vốn sản xuất, khoa học kỹ thuật, xây nhà đại đoàn kết. Nhờ vậy, đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt trên 32 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của Mỹ Đức còn 1,1%.
Được biết, năm 1995, Đại đức Chau Bên bắt đầu bước vào chùa tu học ở tuổi 14. Thời gian tu tại chùa, gắn bó với phật tử và các hoạt động của nhà chùa, sư Chau Bên đã luôn chia sẻ với đồng bào Khmer, tín đồ trên địa bàn, sự phát triển của nhà chùa, thuyết pháp của bản thân. Sư Chau Bên cùng với các chiến sĩ Đồn Biên phòng mở các lớp dạy chữ Khmer và dạy nghề truyền thống cho hơn 1000 lượt con em của đồng bào tại chùa. Hiện trong chùa đang lưu giữ rất nhiều hiện vật từ đồ thờ cúng, điêu khắc có giá trị, bộ dụng cụ nhạc ngũ âm truyền thống của đồng bào Khmer… đều là nhờ công lớn của sư trong việc lưu truyền, kết nối phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer.
Với người dân cũng như các phật tử trên địa bàn xã, sư Chau Bên là một người mẫu mực. Với chính quyền địa phương và lực lượng BĐBP, sư là một chức sắc tôn giáo có uy tín, có nhiều đóng góp cho công tác đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự tại địa phương. Năm 2015, sư Chau Bên đã được phong Đại đức và bổ nhiệm trụ trì khi mới 24 tuổi.
Trong năm 2017, Đại đức Chau Bên đã phối hợp với đơn vị và các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức 24 buổi tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho 1.086 phật tử dự nghe. Trong đó, có khoảng 100 phật tử là người Campuchia thường xuyên qua lại giao thương với bà con trong vùng.
Đặc biệt, có một thời gian trước kia, do đời sống kinh tế khó khăn, nhiều phật tử và đồng bào trên địa bàn xã Mỹ Đức theo sự lôi kéo của các đối tượng xấu tham gia vận chuyển hàng cấm, hàng lậu qua biên giới. Sau khi được Đại đức Chau Bên phối hợp với lực lượng biên phòng tuyên truyền, giáo dục, dần dần đồng bào nhận ra cái sai, đoàn kết chí thú làm ăn, không còn tham gia vận chuyển hàng cấm, hàng lậu qua biên giới. Khi địa phương triển khai xây dựng NTM, bà con, phật tử tích cực tham gia hưởng ứng để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.
Ông Chau Danh, ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức, người từng hiến đất trồng lúa của gia đình xây cột mốc 312 và thi công đường tuần tra biên giới kể lại: “Trong lần lễ phật tại chùa, nghe mấy chú bộ đội giải thích về tầm quan trọng của đường biên, cột mốc đối với chủ quyền quê hương, đất nước và được sư Chau Bên thuyết giảng về Đạo và Đời nên tôi nhanh chóng đưa ra quyết định hiến đất. Gia đình tôi cũng muốn làm phước để tích công đức. Hiến đất mở đường tuần tra biên giới là để giúp cho BĐBP, Nhà nước bảo vệ sự bình yên của gia đình mình và bà con trong phum, sóc.”
Với người dân cũng như các phật tử trên địa bàn xã, sư Chau Bên là một người mẫu mực. Với chính quyền địa phương và lực lượng BĐBP, sư là một chức sắc tôn giáo có uy tín, có nhiều đóng góp cho công tác đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự tại địa phương. Năm 2015, sư Chau Bên đã được phong Đại đức và bổ nhiệm trụ trì khi mới 24 tuổi.
Ý VI