Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đà Nẵng: Khai trương Làng du lịch cộng đồng Thái Lai

NA - 21:41, 29/05/2022

Ngày 29/5, Làng du lịch sinh thái cộng đồng thôn Thái Lai (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) chính thức khai trương. Đây là hoạt động hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2022 với chủ đề "Enjoy Danang".

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Làng du lịch cộng đồng Thái Lai.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Làng du lịch cộng đồng Thái Lai.

Làng du lịch sinh thái cộng đồng Thái Lai nằm về phía tả ngạn sông Túy Loan, cách thành phố Đà Nẵng 20km. Làng Thái Lai hình thành cách đây gần 500 năm vào thời nhà Lê, với tên gọi lúc bấy giờ là làng Bàu Trai. Đến thời Gia Long năm thứ 10 (1818) được đổi thành làng Thái Lai và tên gọi này được sử dụng cho đến bây giờ. Qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Duy Tân, Khải Định, làng được 17 sắc phong.

Đặc biệt đến nay, làng Thái Lai còn lưu giữ được bản hương ước còn nguyên vẹn của làng gồm 45 điều khoản do cụ Đỗ Văn Oai (dân làng gọi là ông Tú Hanh) viết vào thời Thành Thái năm thứ 14 (năm Nhâm Dần 1902). Đây là ngôi làng giàu giá trị văn hóa, lịch sử, là mảnh đất bình yên với hệ sinh thái tự nhiên đẹp hữu tình và thơ mộng.

Làng du lịch sinh thái cộng đồng Thái Lai với điểm nhấn là đình cổ Thái Lai với tuổi đời gần 300 năm, nhà thờ tộc Đỗ, nhà cổ Tích Thiện Đường hơn 200 năm tuổi… cùng với sự chăm chút, chỉnh chu và tấm lòng hào hiệp, nghĩa tình của người dân nơi đây đã tạo nên những giá trị văn hóa, ẩm thực đặc sắc, độc đáo.

 Làng du lịch sinh thái cộng đồng Thái Lai.
Làng du lịch sinh thái cộng đồng Thái Lai.

Thái Lai có phong cảnh hữu tình, thơ mộng với cảnh quan đẹp với sông suối, ao, hồ, cánh đồng ruộng, vườn cây trái và nhiều công trình kiến trúc cổ. Là một làng nhỏ nhưng nơi đây hội tụ đầy đủ những nét đặc trưng của làng quê Trung bộ xưa, mà hiện nay ít nơi nào còn lưu giữ được. Yếu tố địa lí, sinh thái và con người đã tạo nên cho Thái Lai nên vẻ đẹp thơ mộng, hài hòa trong một không gian khá tĩnh lặng bên cạnh đô thị Đà Nẵng đầy náo nhiệt.

"Với lợi thế đó, Thái Lai tự nhiên trở thành điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Gom nhặt lịch sử và hiện tại đã trở thành những câu chuyện hay về làng và những con người đôn hậu nơi đây. Thái Lai có tiềm năng phát triển thành một cụm du lịch văn hóa - lịch sử - làng quê. Du khách muôn phương có thể đến với Thái Lai để được ngắm nhìn dòng sông Túy Loan hiền hòa, ngắm hoàng hôn trên những cánh đồng lúa xanh tươi rợp trắng cánh cò;... Và sẽ được cảm giác như trở về với quê hương xứ sở nơi mình sinh ra và lớn lên bởi những trải nghiệm chân thực mà du khách có được ở nơi đây", Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn Trần Văn Thu chia sẻ.

Trong những năm qua, TP Đà Nẵng và huyện Hòa Vang đã dành nhiều sự quan tâm đến lĩnh vực phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái cộng đồng theo hướng kết hợp với phát triển nông thôn mới. Làng Thái Lai xã Hòa Nhơn được chọn là mô hình để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của cụm Túy Loan – Thái Lai.

Du khách trải nghiệm các món ẩm thực truyền thống tại Làng du lịch sinh thái cộng đồng Thái Lai.
Du khách trải nghiệm các món ẩm thực truyền thống tại Làng du lịch sinh thái cộng đồng Thái Lai.

Đến làng du lịch cộng đồng Thái Lai du khách sẽ được khám phá các giá trị văn hóa địa phương thật sự độc đáo như nhà cổ Tích Thiện Đường của hộ ông Đỗ Hữu Minh, không gian trưng bày nông cụ và vật dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, một số phương tiện phục vụ đời sống như cối xay bột, cối giã lúa, dụng cụ đánh bắt cá…

Du khách cũng sẽ được thăm Đình làng Thái Lai, di tích lịch sử cấp thành phố với kiến trúc đẹp; Nhà Thờ Cổ của phái nhì Tộc Đỗ với lối kiến trúc độc đáo; thưởng thức văn nghệ dân gian Di sản dân ca bài chòi- một loại hình văn nghệ dân gian đặc trưng xứ Quảng rất hấp dẫn và thu hút...

 Điểm nhấn tại làng Thái Lai là những vườn cây ăn trái của các hộ dân nơi đây. Những vườn cây ăn trái của những hộ liền kề trong một tổ, những khu vườn san sát nhau tạo thành một quần thể vườn trái cây rộng lớn những loại trái cây phong phú về chủng loại, được chăm sóc một cách bài bản cho ra những sản phẩm sạch và đẹp mắt như thanh long, bưởi, mít, chôm chôm, khế, xoài…

Đến làng du lịch cộng đồng Thái Lai du khách sẽ được khám phá các giá trị văn hóa địa phương độc đáo.
Đến làng du lịch cộng đồng Thái Lai du khách sẽ được khám phá các giá trị văn hóa độc đáo của địa phương

Du khách có thể đến làng Thái Lai bằng đường bộ và đường sông. Các dịch vụ trải nghiệm tại đây gồm đạp xe tham quan chụp ảnh lưu niệm, thưởng thức ẩm thực truyền thống, trải nghiệm nấu các món ăn tại quần thể di tích Đỗ Gia Viên… 

Du khách cũng có thể tổ chức các buổi tiệc nướng barbecue, tiệc buffet ngoài trời, những buổi cắm trại, picnic tại khu cắm trại bờ sông để tận hưởng những khoảnh khắc vô cùng bình yên khi tới làng du lịch cộng đồng Thái Lai…


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày hội kết nối, vun đắp tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày hội kết nối, vun đắp tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày 25/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II năm 2023. Ngoài ý nghĩa tôn vinh, phát huy và giữ gìn giá trị văn hóa, sự kiện là sợi dây kết nối, vun đắp tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 6 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.