Cuộc thi Cải lương "Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền" năm 2023 được tổ chức theo định hướng chuyên nghiệp, nâng tầm quốc gia, là hoạt động thiết thực để tôn vinh và ghi nhận những đóng góp của cổ soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền, soạn giả tiên phong của Cần Thơ, vị "Hậu tổ" có nhiều công lao vun đắp nền nghệ thuật sân khấu cải lương Cần Thơ nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt sinh năm 1969, quê gốc tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, hiện sinh sống, làm việc tại TP. Cần Thơ. Tuổi thơ gắn bó với miền đất bưng biền ven bờ sông Vàm Cỏ Đông tím sắc bông lục bình đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé tình yêu vọng cổ, cải lương sâu sắc. Để rồi sau này khi trưởng thành, thành danh, soạn giả Nguyễn Văn Bớt đã có một gia tài với hơn một trăm bài ca vọng cổ và hai kịch bản sân khấu cải lương có giá trị.
Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021 vừa chính thức khai mạc và các nghệ sĩ, các đoàn nghệ thuật đã bước vào chặng đua tài từ nay cho đến hết ngày 20.11. Hơn 40% lực lượng tham gia là nghệ sĩ trẻ (dưới 35 tuổi) đã cho thấy sự tươi mới đầy kỳ vọng của thế hệ tiếp nối cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này.
Đó là nhận định của hầu hết giới nghệ sĩ, đạo diễn, người làm sân khấu khi dự báo về “diện mạo” của Cải lương trong năm 2023. Thực tế cho thấy, năm qua, sân khấu Cải lương đang trên đà khởi sắc trở lại, đặc biệt là sau các kỳ liên hoan, hội diễn rầm rộ, tạo nên luồng sinh khí mới…
Giải trí -
Nguyệt Anh -
11:07, 23/09/2022 Ban Tổ chức cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang 2022 vừa công bố danh sách 28 thí sinh dự thi vòng chung kết, trong đó có 10 trường hợp đặc cách.
Sau các dự án “Tiếp bước trăm năm” và “Cộng đồng kể chuyện Cải lương”, TS Đào Lê Na và YUME - Art Project (Dự án Phát triển nghệ thuật và sáng tạo) chuẩn bị mang đến cho giới mộ điệu vở Cải lương thể nghiệm Đợi Kiều. Vở được kỳ vọng sẽ bổ sung một hướng tiếp cận mới về Truyện Kiều và sân khấu cải lương, mang đến sự trải nghiệm hoàn toàn mới cho khán giả, nhất là các bạn trẻ.
Cuộc thi nhằm tôn vinh, ghi nhận lòng yêu nghề, sự sáng tạo của các nghệ sĩ và tìm kiếm tài năng diễn viên sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang - năm 2022.
Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc được kỳ vọng là dịp chấn hưng loại hình biểu diễn cổ truyền, khích lệ tinh thần những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.
Ngày 6/9, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức chương trình Kỷ niệm 103 năm ngày ra đời của bản Dạ cổ hoài lang (1919 - 2022) và Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ 13. Đây là một trong những sự kiện trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (1/1/1997 - 1/1/2022).
Cuối tuần qua, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã chính thức ra mắt Sân khấu Tài năng Trẻ với vở cải lương Lụy tình Vương nữ tại rạp Hưng Đạo. Dự án sẽ kéo dài đến tháng 7/2023 với mong muốn tạo sân chơi và cơ hội cho đội ngũ nghệ sĩ trẻ được sáng tạo, trải nghiệm qua từng tác phẩm.
Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa ra mắt vở “Huyền thoại gò Rồng Ấp”, kể huyền tích dân gian về sự ra đời của vua Lý Công Uẩn - vị hoàng đế mở ra vương triều Lý, một trong những triều đại phong kiến phát triển rực rỡ bậc nhất trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Vở diễn sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc diễn ra từ ngày 5-22/11 tại Long An.
Sân khấu Cải lương không còn ở giai đoạn hoàng kim; hoạt động tổ chức biểu diễn gặp nhiều trở ngại về cơ sở vật chất, chi phí đầu tư và tìm kiếm khán giả hiện đang là bài toán vô cùng nan giải. Tuy nhiên, giới nghề bằng những nỗ lực để vở diễn được dàn dựng hiện đại, ứng dụng nhiều thủ pháp mới, mở ra các sân chơi mới… đã giúp Sân khấu Cải lương trên địa bàn TP.HCM cũng như cả nước dần “nóng” trở lại.
Phát triển Cải lương như thế nào trong thời đại công nghệ 4.0 luôn là trăn trở của những người làm nghề, đặc biệt là câu chuyện đào tạo thế hệ kế cận. Mới đây, tại buổi tọa đàm Bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Cải lương trong giai đoạn hiện nay do Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Nhà hát, nhiều chuyên gia, nghệ sĩ, diễn viên đã nói lên tiếng lòng đau đáu của mình về sự “sống còn” của Cải lương trong bối cảnh đương đại.
Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa ra mắt vở diễn "Thượng thiên Thánh mẫu". Vở diễn là sự kết hợp tinh túy và hòa quyện giữa hai loại hình nghệ thuật Cải lương và Xiếc mang đến cách thưởng thức nghệ thuật có tính giải trí cao nhưng vẫn đầy đặn tính triết lý sâu sắc, trữ tình và tư duy bác học của sân khấu đương đại.
Là người Cao Lan (nhóm địa phương của dân tộc Sán Chay), sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi phía Bắc nhưng Ninh Thị Như Quỳnh lại say mê môn nghệ thuật cải lương. Niềm đam mê ấy đã đưa cô đến với Nhà hát cải lương Việt Nam và toả sáng qua nhiều vai diễn.
Giải trí -
Nguyệt Anh (T/h) -
08:05, 15/12/2021 Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam mùa thứ 12 sẽ được tổ chức từ ngày 21 đến 23/12 với chủ đề Shining Life. Nhà thiết kế Lê Long Dũng mang cải lương, tuồng cổ lên sàn diễn thời trang.
Đã gần 1 năm xuất hiện dịch Covid 19, nhiều môn nghệ thuật nguội lạnh với khán giả, thì một thử nghiệm mang tính đột phá đã mở ra một hướng đi mới mẻ đầy triển vọng cho cả ngành xiếc lẫn cải lương và tương lai sẽ cho nhiều loại hình nghệ thuật khác...