Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Đối thoại với Kiều qua cải lương thể nghiệm

PV - 14:32, 22/09/2022

Sau các dự án “Tiếp bước trăm năm” và “Cộng đồng kể chuyện Cải lương”, TS Đào Lê Na và YUME - Art Project (Dự án Phát triển nghệ thuật và sáng tạo) chuẩn bị mang đến cho giới mộ điệu vở Cải lương thể nghiệm Đợi Kiều. Vở được kỳ vọng sẽ bổ sung một hướng tiếp cận mới về Truyện Kiều và sân khấu cải lương, mang đến sự trải nghiệm hoàn toàn mới cho khán giả, nhất là các bạn trẻ.

“Đợi Kiều” được thể hiện qua Quán quân Bông lúa vàng 2020 Hồng Bảo Ngọc
“Đợi Kiều” được thể hiện qua Quán quân Bông lúa vàng 2020 Hồng Bảo Ngọc

Đợi Kiều do Tiến sĩ Đào Lê Na viết kịch bản và đạo diễn; Tiến sĩ Lê Hồng Phước chuyển thể Cải lương; Biên đạo nghệ sĩ múa Lê Mai Anh; Âm nhạc do nhóm Humm, Ngọc Long, Minh Nghĩa, Thanh My, Văn Tú, Minh Khôi, Cellain Lu phụ trách… Quán quân Bông lúa vàng 2020 Hồng Bảo Ngọc là diễn viên duy nhất của vở. Tác phẩm chính thức công diễn tại Nhà văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh vào tối 24 và 25.9 tới đây…

Người trẻ làm Cải lương cho giới trẻ xem

Theo YUME - Art Project, Đợi Kiều là dự án Cải lương thể nghiệm độc diễn, cải biên văn học từ kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Dự án theo đuổi sứ mệnh lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, đặc biệt là loại hình nghệ thuật Cải lương đến khán giả trẻ. Bên cạnh những diễn giải và góc nhìn mới từ các tác giả trẻ, vở diễn đưa vào rất nhiều lời thơ đẹp từ Truyện Kiều. Xem Đợi Kiều, khán giả sẽ nhận ra nhiều bài bản trong 20 bài bản tổ của Đờn ca tài tử xuất hiện kết hợp với các ngôn ngữ nghệ thuật đương đại…

Tiến sĩ Lê Hồng Phước, Phó Trưởng khoa Ngữ văn Pháp, Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), người chuyển thể Cải lương chia sẻ: “Nói là Đợi Kiều thì cứ tưởng rằng trong tác phẩm có Thúy Kiều, nhưng thực ra không phải vậy. Đợi Kiều có 4 màn độc diễn của các nhân vật: Thúy Vân, Hoạn Thư, Giác Duyên và Đạm Tiên. Các nhân vật ngồi đợi Kiều và nói về Kiều. Khán giả thưởng thức thông qua các nhân vật đó và trong lòng sẽ cảm nhận về một Thúy Kiều của riêng mình. Tiến sĩ Đào Lê Na là người nghiên cứu văn học lâu đời, cô ấy yêu Truyện Kiều nên muốn thể hiện Kiều qua góc nhìn mới lạ. Khán giả thì vừa được xem Cải lương lại cũng vừa được xem các nhân vật trong Truyện Kiều nói về Kiều”.

Cũng theo Tiến sĩ Lê Hồng Phước, người có quá trình gắn bó với nghệ thuật Cải lương và Đờn ca tài tử, thì gần đây xu thế độc diễn đang trở lại. Các sân khấu triển khai hình thức này nhưng thông thường diễn viên chỉ độc diễn một vai, còn trong Đợi Kiều thì một diễn viên đảm nhận 4 nhân vật, nên sẽ khó hơn vì phải thể hiện các tính cách và lứa tuổi khác nhau. “Độc diễn là thể loại “nặng”, đòi hỏi diễn viên có tay nghề cao, mà phải là diễn viên chuyên nghiệp. Ở đây, Hồng Bảo Ngọc là diễn viên mới vào nghề, tuổi đời còn nhỏ, nhưng lại chính là ý đồ của TS Đào Lê Na, cô ấy muốn sử dụng người trẻ để làm Cải lương cho giới trẻ xem… Qua đây, Cải lương quảng bá Truyện Kiều và ngược lại. Mình mong các bạn trẻ sẽ có những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm nổi tiếng qua một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc”, Tiến sĩ Phước bày tỏ.

Bước ra khỏi “khuôn vàng thước ngọc”

Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Đào Lê Na bày tỏ, cô muốn dựng tác phẩm Truyện Kiều thông qua loại hình sân khấu cải lương chứ không phải là nghệ thuật nào khác, bởi cải lương rất đẹp. “Tôi cũng nhận ra trong Truyện Kiều, tình cảm của Nguyễn Du đặt vào cô Kiều hoặc đặt vào các nhân vật có sự gần gũi nhất định với Cải lương. Và tôi mong muốn qua cách dựng Kiều mới này, khán giả sẽ thấy rằng Cải lương đã thể hiện một cách hiệu quả những điều muốn nói về Kiều”, Tiến sĩ Đào Lê Na lý giải.

Tác giả kịch bản cũng cho biết, khi đọc Truyện Kiều, cô thấy các nhân vật nữ rất thú vị, đặc biệt là 4 nhân vật vừa kể, họ có sự gắn bó chặt chẽ với Kiều như 4 giai đoạn của đời người. “Sau khi thấy Truyện Kiều có sự vận hành theo Xuân, Hạ, Thu, Đông, tôi đã nghĩ tại sao mình không thử đọc lại Truyện Kiều theo cấu trúc 4 mùa, mỗi mùa sẽ là một giai đoạn trưởng thành của con người… Thông qua Thúy Vân - ta sẽ nhìn thấy Kiều lúc trẻ; Hoạn Thư thì thấy người phụ nữ đã trải qua cuộc sống gia đình; Giác Duyên là người chứng kiến bao thăng trầm biến cố cuộc đời và Đạm Tiên là người sau khi qua đời…”, Tiến sĩ Đào Lê Na nói.

Cũng theo tác giả, dự án được chuẩn bị từ năm 2020, lúc đó cô và các cộng sự thực hiện một số chương trình liên quan đến kỷ niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du. Và cũng nhân Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương, khi tham gia làm nhiều chương trình, tác giả thấy có sự kết nối nên đã nảy ra ý tưởng cần có một dự án thể hiện một cách mới mẻ, trọn vẹn cho sự kết hợp này. “Truyện Kiều ăn sâu vào tâm thức tôi từ nhỏ do được sinh ra và lớn lên ở quê hương Hà Tĩnh của Nguyễn Du, nên tôi muốn làm một cuộc đối thoại với Truyện Kiều của ông. Và mặc dù tôi là nhà nghiên cứu nhưng không phải đối thoại theo hướng bài viết nghiên cứu, tôi muốn làm tác phẩm nghệ thuật, cải biên từ văn học sang loại hình nghệ thuật khác, với một góc nhìn khác để xem các bạn trẻ cảm nhận như thế nào”, nữ tác giả chia sẻ. 

Cô cũng cho biết thêm về diễn viên Hồng Bảo Ngọc: “Năm nay mới 19 tuổi, nên để Ngọc hiểu về các nhân vật là tương đối khó, không chỉ diễn xuất phải thể hiện được nội tâm, mà lời thoại trong tác phẩm cũng khó thuộc, vì có những từ ngữ các bạn thế hệ ngày nay ít dùng. Chúng tôi đã tập dượt hơn 6 tháng cho vở này và muốn có sự kết hợp Cải lương với chuyển động đương đại, để bứt phá ra khỏi giới hạn và giải phóng cơ thể. Khi diễn viên chuyển động, họ sẽ bứt phá ra khỏi khuôn mẫu để có sự tự do, đó cũng là tinh thần của vở diễn…”.

Mong muốn truyền tải một ý niệm về nữ quyền sinh thái, về Kiều, về tự do của người phụ nữ cũng như hình ảnh của họ trong tương quan với thiên nhiên và nghệ thuật, Đợi Kiều cũng phá vỡ cấu trúc sân khấu thường thấy, tạo thành cấu trúc bốn mùa, mở ra một không gian mới, nơi dòng thời gian không ngừng luân chuyển, nơi mà tinh thần và màu sắc Á Đông hiện lên rõ nét. Theo ê kíp thực hiện dự án, với mong muốn gìn giữ và tiếp nối những giá trị tốt đẹp từ Truyện Kiều cùng nghệ thuật Cải lương, Đợi Kiều đồng thời cũng là sự tự do trải nghiệm, bước ra khỏi những khuôn vàng thước ngọc để tái hiện một Truyện Kiều thật sự tươi mới. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 03/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.