Bằng chính nguyên liệu và cách pha chế độc đáo của đồng bào Ê Đê, anh Y Pốt Niê ở xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk đã làm thương hiệu cà phê sạch mang tên “Ê-đê Café”, nâng cao giá trị hạt cà phê, phát triển kinh tế. Hiện nay, nhiều đối tác nước ngoài đến hợp đồng hợp tác, đưa thương hiệu Ê Đê cà phê ra thị trường quốc tế.
Kinh tế -
Văn Đoàn -
10:23, 03/12/2019 Ở Bình Phước, cà phê được nông dân trồng tập trung ở các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập và huyện Đồng Phú với tổng diện tích khoảng 16 ngàn ha. Đầu vụ mùa nông dân đang buồn bã khốn khó vì chưa có năm nào giá cà phê xuống thấp như năm nay.
Những năm gần đây, nhiều gia đình đồng bào Ê-đê ở Đăk Lăk đã có sáng kiến mở quán kinh doanh cà phê trong những ngôi nhà dài truyền thống. Mô hình không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, mà còn góp phần để quảng bá văn hóa dân tộc.
Mô hình “Trồng cà phê gây quỹ để ” được người dân làng thuộc xã Glar, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) thực hiện từ nhiều năm qua. Từ nguồn quỹ này, người dân đã xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, làm đường làng, giúp đỡ các hộ nghèo…
Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2019, Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 vừa ban hành Kế hoạch số 58/KH-BTC, ngày 28/12/2018 về việc tổ chức cuộc thi “Cà phê đặc sản Việt Nam 2019” tại Lễ hội.
Từ lâu cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực giúp bà con huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên niên vụ 2017-2018 này, do những bất lợi về thời tiết và sự biến động khó lường của thị trường nên cà phê Mường Ảng rơi vào tình trạng, vừa mất mùa vừa mất giá thê thảm.
Thông qua việc thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã góp phần giúp người dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà (Kon Tum) nhận đất nhận rừng; góp phần quản lý bảo vệ rừng giải “bài toán” khó trong việc tạo sinh kế để phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Sản xuất cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng, đó là hướng đi đúng đắn của Hợp tác xã Nông nghiệp công bằng Pô Kô (Pô Kô Farms), thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhằm tạo dựng thương hiệu trên thị trường thế giới và đóng góp đáng kể vào sự phát triển cộng đồng ở địa phương.
Trên 5.000 hộ dân và doanh nghiệp tại Gia Lai có nhu cầu vay vốn để tái canh cà phê, tuy nhiên chỉ 2% số này có thể tiếp cận được.
Trước yêu cầu đặt ra trong việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nông thôn mới, trong những năm gần đây, nhiều địa phương tỉnh Kon Tum đang từng bước giúp nông dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, nhằm ổn định đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm.
Kỳ vọng tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng cao, sạch, thời gian qua, một số người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đầu tư nâng cấp sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên, các công ty thu mua lại chưa mặn mà với mô hình này, do đó người dân phải bán với giá bình dân.
Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của nông dân huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa). Tuy nhiên, hiện nay, người trồng cà phê tại Khánh Sơn đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng cây trồng.
Phát hiện sớm để giúp cơ quan chức năng ngăn chặn từ xa những hành động làm hàng giả, hàng độc hại gây phương hại đến sức khỏe cộng đồng là một việc làm cấp thiết.
Tối 18/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Những đổi mới trong an toàn thực phẩm vì sự phát triển bền vững” với lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB), một số chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực này từ Văn phòng WB Việt Nam tại Hà Nội.
Liên tiếp trong vài tuần trở lại đây, hai vụ bê bối lớn về an toàn thực phẩm và thực phẩm chức năng liên tục xảy ra trong cả nước và bị ngành chức năng phát hiện, bắt giữ.
Đến thôn Phi Jút, xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) chúng tôi cảm nhận một vùng quê yên bình đang đổi thay từng ngày. Đường vào thôn sạch sẽ, thông thoáng, với nhiều căn nhà trị giá tiền tỷ mọc lên, hộ khá giàu ngày càng tăng…
Tây Nguyên là vùng đất có nhiều cây trồng chủ lực mang tính chiến lược như cà phê, cao su, hồ tiêu… hằng năm mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Tuy nhiên hiện nay loại cây này đang trở nên “lép vế” vì giá cả tụt dốc khiến người nông dân hoang mang.
Trước đây, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, kẻ gian thường chặt phá các cây công nghiệp lâu năm đã trưởng thành, trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay cả những vườn cây còn non, kẻ phá hoại cũng không tha. Thực trạng này rất cần sự quan tâm, khẩn trương vào cuộc của ngành chức năng để bảo vệ tài sản hợp pháp của người dân.
Cà phê chồn đã trở thành thương hiệu cà phê nổi tiếng của vùng đất Tây Nguyên trong nhiều năm trở lại đây. Để tạo ra được sản phẩm là một quy trình cầu kỳ, phức tạp không phải ai cũng làm được. Với niềm đam mê và chịu khó học hỏi kinh nghiệm anh Nguyễn Bá Cừ (SN 1980, ngụ ấp Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước) đã có bước đi táo bạo đem lại thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Để thực hiện chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ký kết chương trình cho vay tái canh cà phê. Trong đó, Ngân hàng cam kết cung ứng gói tín dụng hơn 12.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới giải ngân được 758 tỷ đồng (xấp xỉ 6%).