Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Cựu binh người Sán Dìu đưa thôn Muối thoát đói nghèo

PV - 09:51, 08/07/2021

Ông Thăng Văn Báo sinh năm 1962, người dân tộc Sán Dìu, hiện đang là trưởng thôn Muối, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Gia đình ông Báo là một điển hình về hộ sản xuất, kinh doanh giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Không những vậy, nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của ông, giờ đây người Sán Dìu ở thôn Muối đã thoát đói nghèo, lạc hậu.

Ông Thăng Văn Báo
Ông Thăng Văn Báo

Ông Thăng Văn Báo là một đại diện tiêu biểu của người dân tộc thiểu số (Sán Dìu), điển hình cho hộ kinh doanh, làm nông nghiệp giỏi ở thôn Muối - địa phương nơi ông sinh sống, đồng thời cũng là người được báo cáo thành tích tại Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II. Ông cũng là một trong các gương mặt điển hình tham gia trong buổi giao lưu trực tuyến Gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II.

Người thay đổi cơ cấu nông nghiệp thôn Muối

Ông Báo là một người chiến sĩ, từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Tháng 2-1986, ông xuất ngũ về địa phương, xây dựng gia đình. Trong khoảng tám năm, kể từ khi xuất ngũ, gia đình ông chủ yếu làm nông nghiệp, trồng cây hoa màu và chăn nuôi nhỏ lẻ, hầu hết là cây giá trị, sản lượng thấp, thu nhập bình quân chỉ đủ ăn, chứ không dư giả.

Trăn trở về bài toán kinh tế của gia đình, ông Thăng Văn Báo cũng làm thêm nương, thêm rẫy nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống. Đến năm 1994 được Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm, cùng với quyết tâm muốn vươn lên trong cuộc sống, ông đã thay đổi tư duy và hình thức canh tác. Ông góp công vận động, thay đổi nhận thức của người dân trong thôn chuyển đổi từ trồng hoa màu sang trồng cây vải thiều. Ban đầu chỉ một vài hộ tham gia, nhưng về sau, nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về kinh tế của việc trồng vải, phần lớn người dân trong thôn nghe theo, thay đổi cơ cấu trồng trọt.

Ông Thăng Văn Báo chia sẻ: “Vận động người dân tộc thiểu số, kiến thức chưa nhiều, là một việc không hề dễ dàng. Mình phải là người đi tiên phong, phải làm gương, làm mẫu cho bà con, để họ nhìn thấy lợi ích từ việc thay đổi, họ mới sẵn sàng nghe và làm theo…”.

Nhờ người dân thôn Muối tích cực học hỏi, tham gia các lớp tập huấn về nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng các kỹ thuật học được vào việc tỉa cành, bón phân, dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, cho nên cây vải trồng ở đây trở thành đặc sản với quả to, mẫu mã đẹp, hạt nhỏ, thơm, ngọt đặc biệt... Kỹ thuật trồng vải của bà con thôn Muối cũng được ông Thăng Văn Báo phổ biến và hướng dẫn tận tình để ngày càng nâng cao và phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường hiện nay.

Ông tự hào: “Tổng thu nhập hàng năm của gia đình tôi đạt 350 triệu đồng, bình quân thu nhập sau khi trừ chi phí đạt 45 triệu đồng/khẩu/năm. Hàng năm, gia đình tôi luôn đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương, thu nhập năm sau luôn cao hơn năm trước”.

Với vai trò, trách nhiệm là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Trưởng thôn, ông là người luôn mong muốn chia sẻ thành công, kinh nghiệm của mình cho bà con trong thôn, để mọi nhà đều được no đủ. Học hỏi từ tấm gương đi trước của ông, người dân thôn Muối giờ đây đã có kỹ thuật trồng trọt tốt, nâng cao năng suất và sản lượng vải thiều hàng năm. Tới nay, bình quân thu nhập đầu người các hộ trong thôn đạt 56 triệu đồng/người/năm. Từ đó, từng bước hình thành mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển kinh tế thôn, xóm, góp phần xây dựng địa phương ngày càng văn minh, giàu đẹp. Năm 2019, thôn Muối đón tiếp nhiều đoàn khách từ Trung ương, tới các bộ, ngành về thăm quan.

Vận động dân hiến đất làm hơn 1.100 mét đường

Trước đây, giao thông của thôn có đôi chút khó khăn, khi được chính quyền địa phương cấp kinh phí làm đường, ông Thăng Văn Báo lại một lần nữa đứng ra vận động bà con góp đất hoặc tiền. Để thôn có một con đường đẹp, đi lại thuận tiện, dễ dàng, người dân thôn Muối không ngần ngại góp đất làm đường.

Cụ thể, ông Báo vận động 328 hộ dân hiến đất với diện tích 31.611 mét vuông, 40 hộ tự tháo dỡ vành lao với chiều dài 1.948,9 mét, tám hộ tự tháo dỡ cổng vào nhà, các hộ dân trong thôn đối ứng 5,5 tỷ đồng cứng hóa 18.543 mét (bình quân 13,8 triệu đồng/hộ, 3,2 triệu đồng/khẩu) trong việc xây dựng đường giao thông theo Nghị quyết số 07 của Hội đồng nhân dân tỉnh từ cổng thôn Muối đến Quốc lộ 31 với chiều dài 1.115 mét, chiều rộng 5 mét.

Đây là con đường giúp nhân dân thôn Muối đi lại thuận tiện và là niềm tự hào của tất cả người dân trong thôn. Thôn Muối là thôn đầu tiên của xã Giáp Sơn đạt các tiêu chí nông thôn mới, và đang trên đà tiến tới mô hình nông thôn mới kiểu mẫu.

Năm 2007, ông Thăng Văn Báo được bầu làm Chi hội trưởng hội Cựu chiến binh địa phương. Đến năm 2011 ông được bầu làm “Người uy tín” trong thôn, đại biểu Hội đồng Nhân dân xã. Từ năm 2013 đến nay, ông được bà con tin tưởng, bầu làm trưởng thôn. Dù ở vị trí nào, ông cũng luôn làm hết trách nhiệm của mình, nhiệt tình trong việc thay đổi diện mạo cho thôn Muối, cũng như góp phần hỗ trợ cải thiện kinh tế cho bà con.

Ông Thăng Văn Báo cũng đã vận động các gia đình cho trẻ em đi học đầy đủ. Tại thôn, chính quyền đã hỗ trợ xây một trường mầm non và một trường tiểu học. Người dân thôn Muối không còn nhà tạm, nhà dột nát, kể cả ở những hộ còn khó khăn. Ông không giấu niềm tự hào cho hay: “Thôn có 399 hộ, cho tới nay chỉ còn sáu hộ nghèo. Những hộ nghèo này luôn được nhận sự hỗ trợ Đảng và các cấp chính quyền, ngoài ra thôn cũng có một quỹ để giúp đỡ, động viên bà con vươn lên vượt khó”.

Ông vận động bà con tham gia bảo hiểm và xây nhà tiêu hợp vệ sinh. “Trước đây một phần do kinh tế khó khăn, một phần do lối suy nghĩ còn lạc hậu của bà con, nhiều gia đình chưa xây nhà tiêu hợp vệ sinh, dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Có người lại ngại đi khám chữa bệnh tại trạm xá mà tự chữa trị ở nhà. Nay y tế thôn phát triển, nhờ tuyên truyền, vận động nên người dân đã thay đổi nhận thức về việc bảo vệ môi trường, thường xuyên làm vệ sinh nơi ở, xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Nước sạch đã về đến tận thôn nên tình trạng người dân mắc bệnh do nguồn nước, do vệ sinh không còn”, ông chia sẻ.

Đau đáu giữ gìn văn hóa dân tộc Sán Dìu

Khi được bầu làm Trưởng thôn, điều khó khăn nhất đối với ông là thôn Muối chưa có nhà sinh hoạt văn hóa. Trước băn khoăn này, ông lại cùng các cán bộ thôn, xã đi vận động bà con xây dựng nhà văn hóa. Hằng năm, nơi đây trở thành địa điểm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn và ý nghĩa được người dân đón chờ.

Ông cho biết, hoạt động bóng chuyền cho các lớp thanh, thiếu niên thường xuyên diễn ra. Hoạt động bóng đá, với cơ cấu giải thưởng nhỏ của thôn được ông đứng ra tổ chức vào dịp Tết, một phần nâng cao sức khỏe cho thanh niên trong thôn, một phần giúp họ tránh xa bia rượu, sinh hoạt lành mạnh hơn trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Cựu binh người Sán Dìu đưa thôn Muối thoát đói nghèo 1

Người Sán Dìu có hình thức hát đối nam nữ (Soọng Cô), ông Báo cho biết, ông cùng chính quyền xã đang cố gắng giữ gìn và lưu truyền loại hình nghệ thuật này cho các thế hệ trẻ mai sau. Ngoài ra ông còn tổ chức nhiều buổi giao lưu giữa nhiều thế hệ trong thôn để tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống còn lại của người Sán Dìu.

Dân tộc Sán Dìu chỉ có nói, hát, không có chữ viết riêng. Ông Báo lại thành lập câu lạc bộ dạy chữ Nho cho người cao tuổi và các em nhỏ. Phụ nữ Sán Dìu thường mặc chiếc váy đặc trưng của dân tộc mình, với những nét riêng độc đáo, váy màu đen, không khâu, thường là hai hoặc bốn mảnh đính trên một cạp. Họ quấn xà cạp bằng vải màu trắng hoặc nâu. Đàn ông thường mặc quần áo nâu hoặc đen, bên trong mặc áo trắng để gìn giữ văn hóa trang phục cổ của người Sán Dìu. Ông Báo cũng hy vọng dưới đà hội nhập nhanh chóng của thôn Muối, lớp trẻ ngày nay vẫn nên cố gắng lưu giữ và mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Tuy tuổi đã cao, nhưng ông Báo vẫn tích cực tham gia các công tác xã hội ở thôn Muối. Người lính già năm xưa chia sẻ, có thể sau này ông không còn đủ sức khỏe để làm các công tác cộng đồng, ông cũng sẽ cố gắng dìu dắt lớp trẻ để họ có thể nối tiếp phong trào phát triển nông thôn mới. Ông vẫn luôn là “Người uy tín” trong lòng người dân, tấm gương điển hình người dân tộc thiểu số trong sản xuất kinh doanh giỏi và vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 3 phút trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 8 phút trước
Những năm gần đây, từ nguồn lực các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cực triển khai các mô hình liên kết phát triển sản xuất cho người dân. Với các mô hình sản xuất phù hợp, hàng trăm hộ khó khăn trên địa bàn có điều kiện cải thiện sinh kế, vươn lên thoát nghèo.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 11 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 12 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 14 phút trước
Từ năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Với nhiều tiện ích mang lại, CĐS và ứng dụng CNTT đang được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống và sản xuất.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 16 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Sự kiện - Bình luận - BDT - 17 phút trước
Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBDT ngày 23/7/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội”;
Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Văn hóa dân tộc - PV - 37 phút trước
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chế độ chính sách hiện chưa thỏa đáng so với những đóng góp của nghệ nhân với cộng đồng. Xây dựng trợ cấp mức sinh hoạt hằng tháng đối với nghệ nhân đã có danh hiệu là nguồn động viên để họ tiếp tục chăm lo, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.