Hàng nghìn tăng ni, phật tử đã có mặt từ sớm tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) để cung đón đoàn rước Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Chiều 29/4, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã tổ chức buổi họp để các bộ phận có liên quan báo cáo công tác tổ chức Đại lễ. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam chủ trì buổi họp.
Ngày 29/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã có buổi khảo sát và làm việc với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện các bộ, ngành, UBND TP. Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Với vị thế đặc biệt của mình, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã phát huy, khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; là lực lượng quần chúng đặc biệt, là “điểm tựa” của đồng bào DTTS.
Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu có những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trải qua 7 năm xây dựng mới hoàn thành, nhà thờ giáo xứ Tam Tòa ở Quảng Bình nổi bật với lối kiến trúc châu Âu thời Trung đại. Không chỉ là nơi tổ chức tháng lễ, nhà thờ giáo xứ Tam Tòa còn là điểm đến tham quan của nhiều du khách thập phương.
Sau khi Giáo hoàng Phanxicô qua đời, ngày 26/4/2025, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung ghi sổ tang điện tử gửi Văn phòng Đại diện Thường trú Toà thánh Vatican tại Việt Nam.
An Giang là tỉnh biên giới, có dân số gần 1,9 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có trên 97.556 người, với 27.471 hộ, chiếm hơn 5% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, An Giang luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống đồng bào Khmer.
Giữa không gian yên bình của vùng quê Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), Giáo xứ Yên Trì nổi bật như một biểu tượng sống động cho tinh thần đoàn kết, sức mạnh cộng đồng trong hành trình xây dựng nông thôn mới.
Nhân dịp Lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025, ngày 25/4, Đoàn lãnh đạo tỉnh Thành Hóa do ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, cùng các chức sắc, tăng, ni, phật tử tại các chùa Thanh Hà, Hương Quang (Tp. Thanh Hóa).
Chiều 25/4, tại Trung tâm tổ chức sự kiện Dạ Lan Event (Tp. Thanh Hóa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức buổi gặp mặt và chúc mừng các chức sắc, chức việc Phật giáo toàn tỉnh, nhân dịp Lễ Phật đản (Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025).
Những năm gần đây, tỉnh Yên Bái luôn nằm trong danh sách những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) và là một trong những điểm sáng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong thực hiện Chương trình.
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS không chỉ là tấm gương sáng trong đời sống xã hội mà còn là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với đồng bào DTTS. Bằng uy tín, sự tận tụy, trách nhiệm, những Người có uy tín đã và đang góp sức lớn cho sự bình yên và phát triển ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành xử theo Phật pháp, các sư thầy ở Đền chùa Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã có nhiều hoạt động gắn kết giữa đạo và đời. Qua đó, lan tỏa yêu thương đến các phật tử và Nhân dân trong khu vực để cùng chung tay giúp đỡ nhiều người.
Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Sở và trao các Quyết định thành lập Chi bộ trực thuộc Đảng ủy Sở. Ông Trần Văn Nam - Phó Bí thư Đảng ủy UBND TP. Hồ Chí Minh dự, trao Quyết định và phát biểu chỉ đạo.
Mùa chay là mùa của sự tiết chế để rèn luyện bản thân, thực hiện lòng bác ái, thương yêu mọi người. Nhân tháng chay và Lễ Phục Sinh, các linh mục giáo phận Phú Cường cùng với giáo dân làm nhiều việc thiện, giúp những người thân cô có chỗ dựa vật chất, tinh thần.
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại.
Với nguồn lực đầu tư lớn, có trọng tâm, trọng điểm từ Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); các dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại nhiều địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân.
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.