Thực hiện nội dung 1, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 về 'Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, UBND huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã xác định, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân.
Thời gian qua, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể (KTTT), cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo.
Chiều ngày 22/12, Phòng Văn hoá, thông tin huyện Chiêm Hóa đã phối hợp với UBND xã Tri Phú tổ chức Bế giảng lớp truyền dạy văn hóa dân gian dân tộc Mông cho 34 học viên thôn Lăng Quăng, xã Tri Phú.
Cùng với việc giải quyết, sắp xếp lại hoạt động của các nông, lâm trường, tổng đội; tỉnh Nghệ An đang bố trí kinh phí để thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sau khi thu hồi đất từ các tổ chức nêu trên.
Để hỗ trợ người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo có thể tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng phổ biến thông tin thị trường lao động, kết nối Cung – Cầu lao động.
Nhờ sự đầu tư từ các chương trình, dự án, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 mà nước sạch đã được đưa đến tận vùng sâu, vùng xa, giúp đời sống của đồng bào DTTS được đổi thay, không còn cảnh thiếu nước, mua nước sạch vào mỗi mùa khô hạn, sức khỏe người dân được đảm bảo, kinh tế cũng dần được nâng lên.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các cấp chính quyền trên địa bàn có nhiều hoạt động thiết thực quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm,... được tập trung thực hiện, đạt được những kết quả tích cực, nhất là việc huy động các nguồn lực hỗ trợ nhà ở, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Đó là khẳng định của ông Lò Văn Mừng - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên khi trả lời phỏng vấn Báo Dân tộc và Phát Triển.
Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) có vai trò và sức ảnh hưởng lớn đối với Nhân dân tại nơi sinh sống.Họ cũng chính là lực lượng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ đại đoàn kết toàn dân tộc; tiên phong trong công tác tuyên truyền vận đông Nhân dân tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng biên này.
Từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, đến nay, xã Bình Yên, Sơn Dương, Tuyên Quang đã “thay da đổi thịt”. Số hộ nghèo đã giảm mạnh, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 45,78% (đầu năm 2023) xuống còn 33,46%; người dân đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Bế mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ từ Trung ương đến địa phương của Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Tranh thủ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều dự án, nội dung thành phần nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong vùng đồng bào DTTS, trong đó cũng tập trung cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong vùng đồng bào DTTS, góp phần làm thay đổi nhận thức của đồng bào vùng DTTS. Để rõ hơn về kết quả sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Bùi Tiến Dũng, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định.
Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là một trong 74 huyện nghèo của cả nước nên điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Với đặc thù riêng của huyện có 64km đường biên giới tiếp giáp với 2 huyện Viêng Xay và Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào), Quan Sơn đã xác định thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) phải gắn với bảo vệ an ninh biên giới.
Thực hiện Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều nội dung, phần việc nhằm góp phần tích cực, thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình đã tận dụng tối đa các nguồn lực, bằng các giải pháp quyết liệt, triển khai hiệu quả các nguồn vốn. Đến nay, nhiều công trình, dự án dân sinh đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Hòa Bình khởi sắc.
Dân tộc Hoa ở tỉnh Trà Vinh mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ chưa được 1% dân số toàn tỉnh, song đây là cộng đồng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Những năm qua, những Người có uy tín trong cộng đồng người Hoa đã tích cực trong củng cố đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống chú trọng công tác xây dựng xã hội học tập tại địa phương.
Nguồn lực đất đai là yếu tố chi phối sự phát triển của mỗi cộng đồng, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021-2023 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) có riêng Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS. Để hiểu hơn về chính sách đất đai dành cho đồng bào DTTS, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi phỏng vấn ông Hoàng Văn Tuyên – Vụ trưởng vụ Chính sách dân tộc, Uỷ ban Dân tộc về vấn đề này.
Trong nhiều năm qua, huyện Chiêm Hóa đã có nhiều chương trình, chính sách để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Coi đây là một lĩnh vực quan trọng, đa mục tiêu, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa nâng cao chất lượng, diện tích rừng, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.
Thông tin từ Hội đồng Khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Bình Định cho biết, đã xây dựng hoàn thành 6 báo cáo chuyên đề thể hiện kết quả trung gian của quá trình nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển tiếng Việt sang tiếng Ba Na Kriêm (một nhánh của dân tộc Ba Na).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Hỷ đang tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhằm giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; đồng thời xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế để giúp đồng bào DTTS phát triển sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.