Trong các ngày từ 26-28/3/2024, Đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển do Tổng Biên tập Lê Công Bình làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với Ban Dân tộc các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang. Tham gia cùng Đoàn công tác còn có Phó Tổng Biên tập Hoàng Thị Thanh và đại diện các phòng, ban liên quan.
Dự án bố trí sắp xếp, ổn định khu dân cư bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bính) có tổng mức đầu tư trên 5,5 tỷ đồng. Chỉ sau 3 tháng triển khai thi công đã xuất hiện nhiều bất cập, vướng mắc lớn dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ, thậm chí phải dừng triển khai.
Hơn 10 năm trước, bản nghèo Nậm Cầy thuộc đất Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Năm 2011, là bản của xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn theo chương trình chia tách thành lập huyện mới. Được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước với nhiều chương trình, chính sách đặc thù, đời sống của bà con các dân tộc nơi đây đã có nhiều đổi thay.
Triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) , tỉnh Lạng Sơn đã khôi phục, bảo tồn, từng bước phát huy giá trị văn hóa truyền thống thành những sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách.
Về với đồng bào Khmer ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang tới gần. Đi qua từng phum sóc, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào qua từng việc làm, hoạt động cụ thể.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024 xung quanh nội dung này.
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, sở ngành ở Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp nhằm đẩy mạnh công tác xoá nhà tạm, nhà bán kiên cố cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ dân gặp khó khăn có được căn nhà ở ổn định, an toàn.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức và Công ty liên danh Vision tổ chức khai giảng các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 tại Tp. Thanh Hóa và các huyện, thị xã theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.
Trong 2 ngày (từ ngày 26/3 - 27/3), Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới vùng DTTS năm 2024. Tham dự, có 70 đại biểu là già làng, Người có uy tín, cán bộ thôn, làng và các tổ chức đoàn thể ở thôn, làng tại 9 huyện, thành phố.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024 (đợt 1) với tổng số tiền hơn 315 tỷ đồng.
Sáng 26/3, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị giao ban Lãnh đạo Ủy ban đánh giá kết quả công tác tuần 12, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 13 năm 2024. Tham dự họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT): Nông Quốc Tuấn, Y Vinh Tơr, Nông Thị Hà, cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng sẽ làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Sau hơn 3 năm triển khai trên địa bàn Lào Cai, nhiều công trình, phần việc đã mang dấu ấn đậm nét của Chương trình này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để Chương trình phát huy tối đa hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế -xã hội vùng DTTS, vùng khó khăn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hoà dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh cho vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn, miền núi, nhất là ở địa bàn đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi rõ rệt.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Kết luận số 1770, về việc thống nhất chủ trương ban hành Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024 (giai đoạn 2022 - 2025). Trong đó đề ra mục tiêu quan trọng là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,58 - 1,60%, riêng tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm 6 - 7% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.