Với nhiều lợi thế, tiềm năng về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc, những năm qua, Hòa Bình đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với xứ sở Mường Bi này. Tỉnh Hòa Bình đang khẳng định vị thế là một trung tâm du lịch lớn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La được giao 6.154,924 tỷ đồng để thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung chính sách nên tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, phát huy vai trò tối đa vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”.
Ngày 7/12, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2024.
Thực trạng cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đều được thu thập trong các cuộc điều tra thông tin về kinh tế - xã hội của 53 DTTS. Đây là dữ liệu tham chiếu để đánh giá hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cũng như từ vốn xã hội hóa, từ đó đề ra các giải pháp nhằm huy động nguồn lực để củng cố mạng lưới trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Là địa phương vùng cao với hơn 88% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) luôn được huyện Mai Châu triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thời gian qua, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã triển khai nhiều biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào DTTS nhất là đồng bào sinh sống ở khu vực biên giới, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin, thông qua các hoạt động công khai thông tin, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS.
Sáng ngày 6/12, kỳ họp 25, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, trong phần trả lời chất vấn Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hoài Chung đã làm rõ về nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng y tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngày 6/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (21/12/2004 - 21/12/2024).
Tối 6/12, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), Ban Dân tộc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức Diễn đàn giao lưu nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 với sự tham gia của 338 đại biểu nông dân tiêu biểu vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sáng tạo, sát sao của Đảng bộ, UBND Thành phố, TP. Hồ Chí Minh sẽ là thành phố “Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình”, trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển đặc sắc, hài hòa; có trình độ phát triển ngang tầm thành phố các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, sẽ luôn dẫn đầu cả nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…”. Đây là kỳ vọng của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khi phát biểu tại Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 6/12.
Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội vùng DTTS.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tại, dịch bệnh nhưng những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Cao Bằng vẫn tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng. Đóng góp vào kết quả này của tỉnh có vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động người DTTS từ vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025.
Thực hiện Thoả thuận hợp tác về công tác dân tộc giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc. Từ ngày 03/12 – 07/12/2024, Đoàn đại biểu cấp cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Trung Quốc. Tham gia Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kê khai tài sản thu nhập cho Đảng viên dự kiến nhân sự cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027.
UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Người có uy tín trên địa bàn huyện trong công tác an ninh mạng và phòng chống tội phạm an ninh mạng.
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, những năm qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã và đang quyết liệt tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong đồng bào DTTS. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đang được đẩy mạnh và đã có những dấu hiêu tích cực.
Những năm qua để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tràng Định ban hành kế hoạch, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể cho từng năm và giai đoạn 2021-2025, do đó công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Sáng nay (6/12), tại Hội trường UBND Thành phố, Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng khu dân cư, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thôn Láng Ngựa là khu dân cư thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Từ các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào Raglay. Nguồn vốn của các chương trình MTQG phát huy hiệu quả đầu tư, tạo tâm lý phấn khởi cho cán bộ, Nhân dân địa phương, tích cực góp phần xây dựng diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc.