Trong 2 ngày (13-14/6), huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND, HĐND huyện Tủa Chùa; cùng với sự tham gia của 129 đại biểu tiêu biểu đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Chiều ngày 14/6, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ IV – năm 2024. Với chủ đề “Các dân tộc huyện Kon Rẫy đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Ngày 13/6, Đoàn công tác Trung ương do Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã làm việc về sắp xếp đơn vị hành chính tại tỉnh Đắk Lắk. Tham gia Đoàn công tác còn có đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc và đại diện một số bộ, ngành.
Ngày 13/6, UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc lần thứ II, năm 2024. Tham gia Liên hoan có 11 đơn vị với gần 60 tiết mục, hơn 300 diễn viên và nghệ nhân.
Trong 2 ngày (12 -13/6), UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Điện Biên lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có đồng chí Giàng Thị Hoa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Điện Biên cùng 150 đại biểu tiêu biểu đại diện đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Chiều 13/6, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo tình hình triển khai các dự án đầu tư công năm 2024 của UBDT. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ngày 14/6, huyện Đại Từ tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc huyện Đại Từ giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao và trở thành thị xã trước năm 2030”. Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện cùng 150 đại biểu là người DTTS tiêu biểu trên địa bàn.
Sáng 13/6, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III, năm 2024. Đến dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan của tỉnh; lãnh đạo TP. Thái Nguyên cùng 150 đại biểu là người DTTS trên địa bàn.
Là một cuộc điều tra mẫu, việc khảo sát mức sống dân cư được thực hiện nhằm thu thập thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo, giám sát và đánh giá một số chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả khảo sát mức sống dân cư cho thấy, nhiều chỉ số về kinh tế - xã hội ở vùng DTTS vẫn cần tiếp tục được cải thiện từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Ngày 12/6, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ bàn giao trên 3.000 quyển sách giáo khoa Khmer ngữ cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, văn phòng HĐND, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có dạy chữ Khmer đã có mặt đầy đủ trong buổi Lễ quan trọng và ý nghĩa này.
Sáng 12/6, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tu Mơ Rông và 150 đại biểu DTTS tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ II (năm 2019), trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.
Mới đây, Hội đồng thẩm định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 đã bỏ phiếu đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Thoát khỏi huyện nghèo trước hẹn là cả quá trình nỗ lực, quyết tâm, đồng lòng của hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc ở A Lưới. Trong đó, phải kể đến việc huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và công tác tuyên truyền để người dân tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo.
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Chiều 11/6, Đoàn khảo sát, kiểm tra việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của Trung ương do Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr - Ủy viên Ban Chỉ đạo về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai. Tiếp và làm việc với Đoàn, có ông Rơ Mah Tiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cùng đại diện các sở, ngành liên quan.
Ngày 11/6, UBND huyện Cao Lộc đã tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội, có ông Vi Minh Tú - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện huyện Cao Lộc và 150 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 77.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp bố trí, sắp xếp 613 hộ dân ra khỏi vùng thiên tai theo kế hoạch năm 2024 với tổng kinh phí trên 103 tỷ đồng.
Đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Trịnh Xuân Trường tại Hội nghị đánh giá tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và tình hình quyết toán vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024 vừa diễn ra.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình phân bổ và giải ngân vốn để thực hiện nhiều công trình, dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên tỷ lệ giải ngân vốn của đa số các địa phương trong tỉnh đạt rất thấp so với kế hoạch.
Cùng với công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước và âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu để người dân nâng cao nhận thức, từ bỏ ý định vượt biên, các cấp chính quyền địa phương cũng đã có những hoạt động, việc làm thiết thực hỗ trợ người vượt biên trái phép hồi hương tái hòa nhập cộng đồng. Qua đó, người dân đã và đang tích cực xây dựng lại cuộc sống gia đình, góp phần xây dựng thôn làng bình yên, phát triển.