Nhằm chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV - năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa như thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách người DTTS, tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi.... Chuỗi hoạt động không chỉ tôn vinh những đóng góp của đồng bào, mà còn thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Con Cuông (Nghệ An) đang tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn phát huy nội lực tham gia tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Từ thực tiễn triển khai các Chương trình MTQG những năm qua cho thấy, nguồn ngoại lực được phân bổ, cùng với sự chủ động phát huy nội lực, đang là “bàn đạp” quan trọng để góp phần làm đổi thay diện mạo cơ sở hạ tầng, cuộc sống người dân vùng DTTS và miền núi.
Bên cạnh công tác dạy và học kiến thức, những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Kim Bôi (Trường Phổ thông DTNT THPT&THCS huyện Kim Bôi) của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, sáng ngày 16/10/2024, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, trong tham mưu, hoạch định chính sách phải dành sự quan tâm đặc biệt đến vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Các thủ tục triển khai chính sách dân tộc cần đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện...
Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được triển khai tại 84 xã, phường, thị trấn của 13 huyện, thành phố. Mặc dù số liệu thống kê từ ngành chức năng chưa được công bố chính thức, song từ cuộc điều tra thu thập thông tin đã cho thấy nhiều chỉ số, thông tin vùng đồng bào DTTS ở những địa bàn điều tra đã có sự đổi thay tích cực. Kết quả này là từ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về “Triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi là Kế hoạch số 60), sau hơn 3 năm, với các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đã tiếp tục góp phần đẩy lùi các hủ tục trong nếp sống tang lễ của đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động đồng bào dân tộc thiểu số theo Nội dung số 2 Tiểu dự án 1, Dự án 10 Quyết định số 1719/QĐ-TTg.
Cùng với các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là nguồn lực đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đã và đang tạo điều kiện để các cấp chính quyền tỉnh Bạc Liêu giải quyết được những vấn đề thiết yếu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS, qua đó góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống người dân. Trước thềm Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Vũ Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS.
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai - Cụm trưởng Cụm Thi đua số 5 lĩnh vực công tác dân tộc (theo Quyết định số 441/QĐ-UBDT ngày 08/7/2024 của Ủy ban Dân tộc) vừa tổ chức cuộc họp với các thành viên trong Cụm.
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Thời gian qua, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại huyện tổ chức 34 cuộc trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS, với khoảng 2.200 lượt người tham gia. Hoạt động này đang góp phần giúp người dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; phòng ngừa, hạn chế thấp nhất việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Chiều 15/10, Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 tổ chức Phiên họp lần 3 với các tiểu ban nhằm rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội. Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chủ trì Phiên họp.
Đó là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng mà Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 15/10, đã đề ra trong giai đoạn 2024 - 2029
Với Chủ đề: “Cộng đồng các dân tộc tỉnh Hà Giang đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra trang trọng tại TP. Hà Giang ngày 15/10. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Ngày 15/10, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Đảng bộ cơ quan UBDT đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 59, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị.
Để bài trừ những hủ tục không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới, năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Chủ trương "đúng" và "trúng" đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, đồng thuận.
Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị có phần lớn người dân là đồng bào DTTS. Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó, tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội địa phương.
Đánh giá về Cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế- xã hội của 53 DTTS năm 2024 ở Quảng Nam (Cuộc điều tra 53 DTTS), ông Lê Quý Đạt, Cục trưởng Cục Thống kê Quảng Nam, cho biết: Khối lượng công việc thu thập thông tin điều tra 53 DTTS lần thứ 3 này là khá lớn, do vậy Cục đã chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, bài bản; trong đó có sự phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị liên quan, sự đồng tình phối hợp cung cấp thông tin chính xác của người dân ngay khi bắt đầu cuộc điều tra thu nhập thông tin.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại khu vực miền núi luôn được các cấp, các ngành của tỉnh Thanh Hóa xác định là nhiệm vụ quan trọng. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, trong đó có các chương trình mục tiêu quốc gia.
Vượt qua những cung đường thẳng tắp giữa những cánh rừng cao su bạt ngàn xanh ngắt, hiện hữu trước mắt chúng tôi là trung tâm hành chính của huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum). Diện mạo của vùng đất còn nhiều khó khăn này đang từng ngày thay da đổi thịt, cuộc sống Nhân dân ngày càng ấm no và sung túc hơn. Những sự đổi thay đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS; trong đó, có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).