Tối 14/10, tại Quảng trường Tp. Hà Giang (tỉnh Hà Giang) đã diễn ra Chương trình văn nghệ chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV, năm 2024.
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, vừa qua, Phòng Tư pháp, huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với UBND xã Mỵ Hòa tổ chức đêm “Giao lưu văn hóa tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024”.
Sáng 15/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Xuân đến dự, chung vui cùng Đại hội. Dự và chỉ đạo Đại hội còn có Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr.
Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019, tỉnh Đắk Nông ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đồng bào DTTS và đạt những kết quả toàn diện: Cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch...
Chiều 14/10, tại Hội trường Tỉnh ủy Hà Giang, đã diễn ra phiên trù bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV, năm 2024. Tham dự phiên trù bị có: Ông Thào Hồng Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội và gần 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 80 vạn đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Chiều 14/10, Đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV, năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên trụ sở Tỉnh ủy.
Chiều 14/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có buổi làm việc với Đoàn liên ngành kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại UBDT. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác.
Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp bách của phụ nữ và trẻ em” (Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: 2021-2025), được thiết kế các mô hình hoạt động mang tính toàn diện thiết thực, cụ thể, phù hợp cơ sở đã tạo hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, một số mục tiêu đạt và vượt kế hoạch, thì cũng còn nhiều mục tiêu chưa đạt. Điển hình là các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới cần có thời gian để tác động và có sự quan tâm giải quyết có hệ thống, thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.
Từ đầu năm 2021, toàn tỉnh Cao Bằng có 126 xã khu vực III, với 938 thôn đặc biệt khó khăn; có 43 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I và 15 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) là động lực quan trọng để tỉnh giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn đã và đang trợ lực để tỉnh hoàn thành nhiệm vụ này.
Huyện Như Thanh nằm phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, được biết đến không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc thiểu số (DTTS). Với dân số hơn 99.400 người, trong đó có 43,22% là đồng bào DTTS như dân tộc Mường, Thái, Thổ…, Như Thanh đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn liền với phát triển du lịch bền vững.
Người có uy tín ở huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là bộ phận nòng cốt, là những người "nói dân tin, bảo dân nghe" trong việc tuyên truyền và vận động người dân chấp hành pháp luật.
HĐND tỉnh Quảng Bình vừa thông qua Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với nhân viên y tế thôn, bản và cô đỡ thôn, bản trên địa bàn. Để chính sách được thực thi hiệu quả thì việc cập nhật dữ liệu từ cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS trên địa bàn tỉnh cần được các cơ quan liên quan quan tâm triển khai.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đã đầu tư các công trình phục vụ nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thông tin; đồng thời hỗ trợ các hộ đồng bào DTTS có nhu cầu bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt. Vốn của Chương trình MTQG 1719 đã tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.243 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Từ nhiều năm qua, đội ngũ này đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trên các mặt công tác và được xem là lực lượng quần chúng đặc biệt, là “điểm tựa” của đồng bào DTTS.
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có124 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những năm qua, những Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận đã thực sự là cầu nối Ý Đảng với lòng dân. Họ góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng và vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc.
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.
Ẩn mình dưới những tán rừng tại khu vực biên giới tỉnh Lai Châu là bản làng của người La Hủ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, đồng lòng của cộng đồng các DTTS trong việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc...,nhờ đó diện mạo nơi các bản làng La Hủ đã có sự thay đổi tích cực, đời sống đồng bào đã được cải thiện. Góp phần làm nên kết quả này là chính những người con của bản làng La Hủ được ví là những “hạt giống đỏ” ở vùng đất biên giới này.
Ngày 11/10, Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung cho công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội. Ông Đầu Thanh Tùng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội, chủ trì Hội nghị.