Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cô gái tày, Tạ như lê: Vẽ lại giấc mơ

PV - 15:09, 30/11/2018

Chị từng là thí sinh đoạt giải Nhì Cuộc thi “Nữ sinh thanh lịch” của Trường THPT Hàm Yên, cũng là sinh viên có số điểm đầu vào môn năng khiếu cao nhất, nhì Khoa Quản lý Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa. Thông minh, xinh đẹp và một tương lai rộng mở nhưng một tai nạn ập đến đã biến chị thành người tàn phế. Chị bị liệt nửa người, cuộc đời chị bị đẩy vào hố sâu tuyệt vọng. Thế nhưng bằng nghị lực sống mạnh mẽ đã giúp chị vẽ lại giấc mơ thuở nào. Chị là Tạ Như Lê, thôn 6 Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang).

Giấc mơ bị đánh cắp

Chị kể về quá khứ một cách điềm tĩnh không một giọt nước mắt rơi. Ẩn sau giọng nói nhỏ nhẹ ấy tôi cảm nhận một nghị lực mạnh mẽ luôn vươn lên trước giông bão cuộc đời.

Ngay từ nhỏ Lê được thừa hưởng từ người mẹ giọng hát trong trẻo, tròn vành, rõ tiếng. Là cán bộ lớp năng động, học giỏi, Lê nhiều lần tự tin dành giải trong các cuộc thi “Nữ sinh thanh lịch” do Trường THPT Hàm Yên tổ chức. Với năng khiếu hát, múa, khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát, thí sinh Tạ Như Lê đã để lại ấn tượng đặc biệt cho Ban Giám khảo. Nhận được nhiều lời động viên khích lệ và đó cũng là động lực để cô học trò nhỏ thi đỗ hai trường: Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Một mình đạp xe ngược xuôi học hai trường những mong về một tương lai tươi sáng. Ngày cô con gái xách va li xuống Hà Nội người mẹ nghèo nắm chặt lấy bàn tay nhỏ bé ấy gửi trao bao niềm hy vọng.

Tạ Như Lê Lớp học tiếng Anh của cô giáo Tạ Như Lê.

Cô tân sinh viên xinh xắn hào hứng bước vào môi trường học tập mới. Bạn bè cùng lớp luôn ấn tượng với cô gái Tày có điểm thi năng khiếu đầu vào cao nhất nhì Khoa. Lê năng động tham gia các hoạt động của trường lớp và làm cả gia sư kiếm tiền trang trải ăn học. Những tưởng cuộc sống bình lặng trôi qua, thế nhưng năm 1995 khi chị đang học năm thứ nhất đại học thì bị tai nạn giao thông cướp đi mọi ước mơ, dự định của chị. Nhận được tin dữ người mẹ tất tả xuống Hà Nội, bà đau xót khi nhìn đứa con gái bé bỏng bị hôn mê bất tỉnh, sự sống và cái chết cận kề. Nhờ sự nhiệt tình cứu chữa của các bác sĩ, sau hơn 20 ngày Lê hồi tỉnh nhưng do bị va đập mạnh dẫn đến chấn thương não và di chứng để lại là bị liệt nửa người. Lê gào khóc trong đau đớn tuyệt vọng khi không thể tự mình đứng lên và bước đi. Cảm giác tủi hờn, mặc cảm khiến chị thu mình lại đoạn tuyệt những mối quan hệ với người xung quanh kể cả mối tình đẹp với chàng trai Công an Hà Nội.

Không chấp nhận sự nghiệt ngã của số phận, chị chịu đựng cơn đau thể xác hành hạ ngày đêm cố gắng luyện tập. Chị cùng mẹ chạy chữa khắp nơi từ Hà Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, An Giang... và có lần sang tận Trung Quốc. Hễ cứ nghe ai mách ở đâu có thầy thuốc giỏi là hai mẹ con chị lại tất tả ngược xuôi. Bao nhiêu của nả trong nhà lần lượt “đội nón” ra đi nhưng căn bệnh vẫn không hề thuyên giảm.

Tháng ngày trôi qua, nuốt nước mắt vào trong, chấp nhận thân thể tật nguyền chị quyết định đến trường để thực hiện tiếp giấc mơ học đại học. Vì không còn khả năng múa, hát chị buộc lựa chọn sang Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cuộc sống một sinh viên xa nhà đã khó khăn nay còn bị tàn tật thì càng vất vả hơn bội phần. Nghị lực mãnh liệt khiến cô gái Tày nhỏ bé luôn vững vàng trước bão tố cuộc đời.

Mở cánh cửa cuộc đời...

Ngày ấy, mọi sinh hoạt cá nhân Lê đều nhờ bạn bè giúp đỡ và di chuyển bằng chiếc xe lăn. Vì không muốn phiền phức mọi người nên ngày nào Lê cũng tự tập luyện, dần dần chị đi bằng cách nhảy lò cò 1 bên chân nhưng 4, 5 bước lại phải nghỉ vì các khớp đau tê dại. Cả lớp nể phục cô gái nhỏ tàn tật bởi sự chịu thương chịu khó, khả năng nói tiếng Anh lưu loát. Tốt nghiệp với tấm bằng loại khá, Lê “gõ cửa” khắp nơi tìm việc nhưng nhìn ngoại hình ai cũng ái ngại. Một thời gian sau chị may mắn được một công ty ở Hà Giang nhận về làm.

Công việc khá phù hợp làm giao dịch hướng dẫn, sắp xếp cho các đoàn du lịch nước ngoài. Năm tháng gắn bó mảnh đất Hà Giang, trái tim chị như hồi sinh khi quen và yêu một chàng trai ở gần phòng trọ. Những tưởng cập được bến bờ hạnh phúc nào ngờ chỉ sau kết hôn vài tháng, công ty giải thể, Lê bị thất nghiệp. Đó cũng chính là nguyên nhân người chồng đánh đập, hành hạ người vợ “ăn bám”. Do ảnh hưởng của sinh nở nên bệnh tình lại càng nặng hơn, có lúc chị nằm bất động chỉ biết ôm con mà khóc. Người chồng ruồng rẫy gia đình và tìm đến người phụ nữ khác. Bão tố cuộc đời lại tiếp tục đổ xuống đầu người đàn bà nhỏ bé ấy. Chị lại ôm cô con gái 1 tuổi trở về quê nương tựa vào tấm thân gầy của mẹ. Bạn bè hàng xóm gom góp dựng lại căn nhà cấp 4 cho mấy mẹ con chị. Tình người ấm áp ấy là cội nguồn sức mạnh để Lê nỗ lực vươn lên.

Tạ Như Lê Chị Tạ Như Lê (người ngồi ghế), thôn 6 Thống Nhất, xã Yên Phú (Hàm Yên) hướng dẫn học sinh học tiếng Anh qua internet.

Lê xuống Hà Nội nhận dạy tiếng Anh cho 1 công ty xuất khẩu lao động một thời gian. Để tiện việc chăm sóc con, chị trở về nhà và mở một quán tạp hóa nhỏ ven đường. Nhờ uy tín nên nhiều người có ý định xuất khẩu lao động đều tìm đến Lê để học thêm tiếng Anh. Không chỉ giảng dạy, chị chủ động liên hệ các công ty và giúp nhiều người xuất ngoại. Anh Lê Văn Minh, thôn 1 Thống Nhất, xã Yên Phú cho biết: “Gia đình tôi có em trai được chị Lê dạy tiếng Anh, giới thiệu và liên hệ công ty uy tín đi xuất khẩu lao động. Hiện nay em đã có công ăn việc làm ổn định”.

Nhiều học sinh cũng tìm đến nhà cô giáo Lê để được phụ đạo thêm môn ngoại ngữ. Lê có cách dạy rất dễ hiểu, đưa ra hình ảnh minh họa, dẫn chứng sinh động qua mạng internet nên việc làm quen các cấu trúc khô khan trở nên dễ dàng với các học sinh miền núi. Ban đầu chỉ có 4, 5 em quanh xóm rồi dần dà lớp học tăng lên 20, 30, 40 học trò. Có lần nhìn thấy cô bé người Dao áo quần lem luốc lấp ló đứng ngoài lớp học, hỏi ra mới biết em tên là Trần Thị Ly ở tận Yên Lâm muốn học tiếng Anh nhưng gia đình không có tiền. Biết sự tình, Lê mỉm cười gọi cô bé vào học cùng các bạn. Chị cười bảo: “Lớp học mở ra không thu tiền học sinh nghèo, các em gia đình khá giả thì bố mẹ ủng hộ bao nhiêu thì tùy. Trước đây nhiều người cũng giúp mình, giờ mình bỏ thời gian dạy các cháu kiến thức thì mình chẳng nề hà gì”.

Đa số các học sinh theo học lớp cô giáo Lê đều tiến bộ rõ rệt. Em Đinh Thị Nhung, học sinh lớp 8, Trường THCS Yên Hương cho biết, ngoài giờ học ở lớp, Nhung được cô giáo Lê kèm cặp hướng dẫn tận tình môn tếng Anh. Nhờ đó, trong các cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh, Nhung đều dành được giải. Em Nguyễn Văn Hùng, lớp 6, Trường THCS Yên Hương hồ hởi khoe: “Do ở cấp tiểu học em không chú trọng môn Tiếng Anh nên bị “mất gốc”, lên lớp 6 nhiều lần thầy giáo gọi lên bảng rất xấu hổ vì điểm kém. Từ khi được cô Lê phụ đạo, em đã hiểu và nắm vững được kiến thức cơ bản. Tổng kết năm học này, riêng môn ngoại ngữ em được 8,5 điểm”. Vào dịp hè học sinh đông lắm, có lúc chị phải mở 7 lớp học cho 70 học sinh từ lớp 3 đến lớp 9. Nhiều lần vào cuối mỗi buổi dạy đôi chân như tê nhức, cổ họng đau rát thế nhưng nhìn thấy sự tiến bộ của các học trò, chị lại có thêm động lực để cống hiến.

Do cuộc sống khá chật vật, vào thời gian nhàn rỗi, Lê còn bán online các mặt hàng gia dụng, quần áo. Chị cũng có duyên bán hàng nên khách đặt hàng khá đông. Chị kể, khách bây giờ đều muốn ship (chuyển hàng) tận nơi, mình tật nguyền thế này cũng khó lắm. Có hôm chị liều nhảy lên chiếc xe đạp điện để đưa hàng đến tận thị trấn Tân Yên. Vừa đi vừa run, chị thầm trấn an tinh thần và chắc chắn đó là lần cuối cùng chị liều lĩnh như thế! Giờ cố xoay xở mua được chiếc xe ba bánh để dễ dàng mưu sinh nuôi con ăn học thành tài. Chị khoe, cô con gái Hoàng Phương Thảo, 9 tuổi là niềm tự hào của chị. Cô bé học giỏi, có năng khiếu hát múa. Rồi chị cho tôi xem những tấm ảnh nhận giải thưởng, học bổng, clip biểu diễn văn nghệ của bé Phương Thảo, đôi mắt chị ánh lên niềm tự hào.

Tháng 4 vừa qua, chị vinh dự được đi dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ V tại Hà Nội. Ở đó chị được gặp những số phận cùng cảnh ngộ, chị bảo: “Cứ ngỡ mình bất hạnh nhưng nhiều người còn khổ hơn mà họ vẫn vươn lên làm được những điều phi thường”. Tôi tin điều chị nói, bởi chị đã vượt qua sóng gió cuộc đời, nhân lên những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

GIANG LAM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.