Với nhiều lợi thế, tiềm năng về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc, những năm qua, Hòa Bình đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với xứ sở Mường Bi này. Tỉnh Hòa Bình đang khẳng định vị thế là một trung tâm du lịch lớn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) được phân bổ tổng số vốn gần 348 tỷ 954 triệu đồng. Tính đến ngày 5/11/2024, toàn huyện đã giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 131 tỷ 997 tỷ đồng, đạt 37,83% kế hoạch.
Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La được giao 6.154,924 tỷ đồng để thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung chính sách nên tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, phát huy vai trò tối đa vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”.
Tiếng vó ngựa gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt thường ngày và cả trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên trắng Bắc Hà. Với định hướng đưa địa phương trở thành điểm đặc sắc của du lịch Tây Bắc, huyện Bắc Hà đã chăm chút đầu tư, phát huy giá trị “Lễ hội đua ngựa Bắc Hà” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận ngày 27/5/2021.
Chuyên đề -
Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn -
16:22, 07/12/2024 Những năm qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín, nhờ đó đã tạo động lực cho Người có uy tín phát huy tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực; tích cực cùng các cấp ủy, chính quyền vận động quần chúng Nhân dân phát triển kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới; cùng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chung tay xây dựng huyện biên giới Văn Lãng ngày càng phát triển.
“Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, phấn khởi hiện rõ trong lời nói, biểu cảm của Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) Bùi Văn Hiền khi chia sẻ điều này với chúng tôi. Bởi chúng tôi hiểu, kết quả này không chỉ phản chiếu nhận thức, hành động của người dân đã thay đổi rõ nét, mà con cho thấy sự vào cuộc không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị với quyết tâm đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết vốn dai dẳng bao đời ở vùng đất này.
Triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong 3 năm (2022, 2023, 2024), tỉnh Phú Thọ đã giải ngân 23.268 triệu đồng. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 20.015 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 3.253 triệu đồng.
Thực trạng cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đều được thu thập trong các cuộc điều tra thông tin về kinh tế - xã hội của 53 DTTS. Đây là dữ liệu tham chiếu để đánh giá hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cũng như từ vốn xã hội hóa, từ đó đề ra các giải pháp nhằm huy động nguồn lực để củng cố mạng lưới trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chuyên đề -
Văn Hoa - Hoàng Quý -
13:46, 07/12/2024 Là địa phương vùng cao với hơn 88% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) luôn được huyện Mai Châu triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thời gian qua, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã triển khai nhiều biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào DTTS nhất là đồng bào sinh sống ở khu vực biên giới, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin, thông qua các hoạt động công khai thông tin, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS.
Sáng ngày 6/12, kỳ họp 25, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, trong phần trả lời chất vấn Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hoài Chung đã làm rõ về nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng y tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhằm bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình MTQG 1719, nhờ đó đã nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật vùng đồng bào DTTS.
Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội vùng DTTS.
Sáng 06/12/2024, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình Tuần lễ hồng EVN lần thứ X. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024).
Chuyên đề -
T.Nhân – H.Trường -
14:56, 06/12/2024 UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Người có uy tín trên địa bàn huyện trong công tác an ninh mạng và phòng chống tội phạm an ninh mạng.
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, những năm qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã và đang quyết liệt tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong đồng bào DTTS. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đang được đẩy mạnh và đã có những dấu hiêu tích cực.
Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã tổ chức ngày hội việc làm. Theo đó, đã có khoảng 800 đối tượng là học sinh các trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, đoàn viên thanh niên, người lao động trên địa bàn huyện tham gia ngày hội.
Chuyên đề -
Thúy Hồng (thực hiện) -
10:49, 06/12/2024 Những năm qua để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tràng Định ban hành kế hoạch, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể cho từng năm và giai đoạn 2021-2025, do đó công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những năm gần đây, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, hình thành nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.