Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Văn Khởi: Xem xét điều chỉnh một số nội dung, cơ chế để nâng cao hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Như Tâm - 14:01, 26/12/2024

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719)", tỉnh Sóc Trăng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện đời sống đồng bào các DTTS. Tuy nhiên, một số khó khăn vẫn còn tồn tại, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể để tháo gỡ. Dưới đây là nội dung phóng viên (PV) Báo Dân tộc và Phát triển trao đổi cùng ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, về những vấn đề liên quan.

Ông Nguyễn Văn Khởi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng
Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng

PV: Xin ông cho biết một số nét cơ bản về tình hình vùng đồng bào DTTS của tỉnh Sóc Trăng, những kết quả nổi bật sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng?

Ông Nguyễn Văn Khởi: Sóc Trăng là tỉnh còn nhiều khó khăn, với số lượng lớn đồng bào DTTS, đông nhất là dân tộc Khmer. Ngay từ đầu triển khai, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG 1719, qua đó sớm phát huy hiệu quả. Diện mạo vùng đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt với hệ thống hạ tầng cơ bản hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Nguồn vốn được đấu tư thực hiện giai đoạn 2021-2025 là 1.357 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân hơn 793 tỷ đồng (đạt 77,33% kế hoạch). Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đạt gần 63,8 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 1.500 lượt hộ vay để xây dựng nhà ở và chuyển đổi nghề.

Đến nay, đã hoàn thành 12/24 mục tiêu cụ thể, các mục tiêu còn lại đang được triển khai đúng lộ trình. Những kết quả này không chỉ thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS mà còn giúp đồng bào nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần.

Từ nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, hệ thống Trường DTNT trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được nâng cấp, sửa chữa
Từ nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, hệ thống Trường DTNT trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được nâng cấp, sửa chữa

PV: Hiện nay, Sóc Trăng đã và đang làm gì để đẩy nhanh tiến độ thực Chương trình MTQG 1719 thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Khởi: Dựa trên mục tiêu của Chương trình và các quy định, văn bản hướng dẫn, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng sự đồng thuận của Nhân dân, Ban Chỉ đạo, ban hành nghị quyết và xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể với lộ trình và giải pháp rõ ràng cho từng ngành, từng địa phương. Qua đó, lựa chọn các nội dung, nhiệm vụ ưu tiên để tập trung chỉ đạo, bố trí đủ nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu chương trình.

Tăng cường công tác truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát, và đánh giá được chú trọng, qua đó, tạo sự đồng thuận, phấn khởi trong Nhân dân. Đồng thời, huy động, phát huy vai trò, trách nhiệm của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, trong việc đồng hành cùng chính quyền triển khai đồng bộ các giải pháp.

Tỉnh cũng quan tâm tổ chức họp định kỳ và đột xuất để đánh giá, rà soát tiến độ thực hiện. Xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, hỗ trợ các đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả các nội dung chương trình, đảm bảo ổn định sản xuất và nâng cao đời sống đồng bào vùng DTTS.

Nhiều tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 sớm phát huy hiệu quả ở vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
Nhiều tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 sớm phát huy hiệu quả ở vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng

PV: Xin ông cho biết, hiện nay việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh có những thuận lợi, khó khăn gì?

Ông Nguyễn Văn Khởi: Cũng như trình bày phía trên, Sóc Trăng xác định Chương trình MTQG 1719 là một chương trình lớn, có ý nghĩa sâu sắc đối với vùng đồng bào DTTS, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đồng bào các dân tộc có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững. Chương trình nhận được sự đồng thuận từ phía Nhân dân, cùng sự phối hợp thống nhất, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị trong quá trình triển khai thực hiện.

Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai chương trình cũng đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể: Văn bản hướng dẫn thực hiện một số dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần ban hành chậm, thiếu đồng bộ, cụ thể và thống nhất, gây khó khăn trong quá trình triển khai. Việc điều chỉnh nguồn vốn theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 mất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ giải ngân vào cuối năm. 

Bên cạnh đó, do chưa có hướng dẫn nội dung thi đua trong thực hiện Chương trình, tỉnh chưa thể phát động và tổ chức phong trào thi đua trên địa bàn. Chưa ban hành văn bản hướng dẫn nội dung chi cho việc tổ chức hội nghị đánh giá định kỳ (tháng, quý, sơ kết 6 tháng, năm) hoặc hội nghị đột xuất. Điều này gây khó khăn trong việc tháo gỡ vướng mắc và bố trí kinh phí để thực hiện.

Một số nội dung như Tiểu dự án 3 và Dự án 5 còn bất cập. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ đặt ra thách thức lớn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ quản lý và giáo viên, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đối tượng thụ hưởng giảm dần theo từng năm, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

PV: Sóc Trăng có kiến nghị gì để tháo gỡ vướng mắc nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Văn Khởi: Trước một số vướng mắc như đã kể trên, tỉnh Sóc Trăng đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần có những giải pháp, phương án để tháo gỡ, đối với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương: Điều chỉnh hỗ trợ nhà ở: Tham mưu Thủ tướng Chính phủ nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở lên 60 triệu đồng/hộ để đảm bảo chất lượng nhà ở đạt tiêu chí “3 cứng”; mở rộng đối tượng thụ hưởng (bao gồm hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, đồng thời bố trí vốn phù hợp với nhu cầu của địa phương).

Về hỗ trợ sản xuất và đa dạng hóa sinh kế: Bổ sung đối tượng được hỗ trợ thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3, cho phép địa phương tự triển khai đào tạo sau đại học và chi trả học phí trực tiếp theo biên lai của cơ sở đào tạo; Cần cụ thể chính sách hỗ trợ học phí và học bổng cho cán bộ DTTS được cử đi học sau đại học trong khuôn khổ Chương trình MTQG 1719; bổ sung "Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên vào danh sách đối tượng thụ hưởng kinh phí để hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng và mua sắm trang thiết bị, đảm bảo giải ngân vốn đúng tiến độ.

Đối với Bộ Tài chính cần hướng dẫn chi tiết về phân bổ vốn cho Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4, đặc biệt tỷ lệ vốn dành cho duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng; sửa đổi Thông tư 55/2023/TT-BTC để đồng bộ với Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH và Thông tư 03/2023/TT-BLĐTBXH, đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí; hướng dẫn cụ thể mức chi hỗ trợ sinh viên theo Thông tư 02/2023/TT-UBDT, đặc biệt với sinh viên DTTS đã hoàn thành dự bị đại học. Hiện nay, đa số sinh viên DTTS thuộc hộ nghèo/cận nghèo theo học cao đẳng hoặc nghề, trong khi sinh viên sư phạm đã nhận hỗ trợ theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, gây khó khăn trong triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 5.

Với các kiến nghị này của Sóc Trăng, sẽ được xem xét và triển khai kịp thời để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, góp phần cải thiện đời sống đồng bào vùng DTTS và thúc đẩy phát triển bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là mong muốn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gửi tới các HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024, trong buổi gặp mặt được tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội.
Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh

Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh

Sức khỏe - PV - 4 giờ trước
Khói thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút trực tiếp mà còn tác động nghiêm trọng đến những người xung quanh – những "nạn nhân thầm lặng" của khói thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng mỗi năm có hơn 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động, chiếm gần 15% tổng số ca tử vong liên quan đến thuốc lá. Nguy hiểm hơn, những người không hút thuốc nhưng sống chung hoặc làm việc cùng người hút thuốc vẫn phải hít phải khói thuốc và đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ làm rõ tác hại của khói thuốc lá đối với những người xung quanh và kêu gọi hành động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Xã hội - Tào Đạt - 6 giờ trước
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách có thể thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống

Sơn Dương (Tuyên Quang): Nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 7 giờ trước
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có 21 dân tộc cùng sinh sống, hội tụ nhiều giá trị văn hoá. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp linh hoạt, Sơn Dương đã nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của các dân tộc.
Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Giáo dục - Hà Anh - 22:17, 27/12/2024
Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 22:12, 27/12/2024
Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.
15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát

15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 27/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc. 15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát . Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Kinh tế - Hoàng Minh - 22:09, 27/12/2024
Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.
Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024
Sáng 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2024.
Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

Gương sáng - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024
Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương các thanh niên, học sinh, sinh viên, hội viên, Người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 22:06, 27/12/2024
Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024

Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024

Công tác Dân tộc - Việt Lê - 21:57, 27/12/2024
Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.