Triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức bàn giao Tủ sách cộng đồng cho 15 xã vùng đồng bào DTTS thuộc các huyện Di Linh, Lâm Hà và Đức Trọng.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng DTTS của tỉnh bằng nhiều hình thức, trong đó tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa được quan tâm, chú trọng. Để hiểu rõ hơn về cách thức triển khai và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Kpă Đô, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai.
Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã tập trung tăng cường cung cấp thông tin cho Người có uy tín để tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, đã góp phần tạo điều kiện cho đội ngũ Người có uy tín phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình tại cơ sở.
Kinh tế -
Ngọc Chí -
10:41, 19/08/2024 Vượt qua những cánh rừng xanh thẳm, phóng tầm mắt nhìn ra xa chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vùng căn cứ cách mạng năm xưa. Những con đường mới, những căn nhà mới xây bên cạnh những cánh đồng lúa, vườn cà phê trĩu quả. Kết quả đó là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã phát huy hiệu quả.
Cũng như hai lần trước, cuộc điều tra năm 2024 sẽ thu thập thông tin về tình trạng hôn nhân của các hộ DTTS. Các thông tin điều tra, thu thập được xem là một trong những cơ sở để nghiên cứu, xây dựng chính sách để giải quyết một trong những vấn đề tồn tại dai dẳng trong các DTTS là tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ở vùng DTTS và miền núi.
Tin tức -
Minh Thu -
11:06, 18/08/2024 Triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh nội dung “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế, tạo điều kiện để phụ nữ DTTS vươn lên trong cuộc sống.
Ngày 15/8, UBND huyện Phú Thiện (Gia Lai) tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Đây là hoạt động nhằm triển khai Tiểu dự án 1 - Dự án 10, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Thời gian qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong huy động sức mạnh đoàn kết người dân, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Namc hú trọng thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể như tập trung thực hiện Nghị quyết 06/NQ-BCH ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam (khóa XI) “Về tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi) và thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”...
Ngày 13/8, tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Sự kiện có sự tham dự của 250 hội viên phụ nữ DTTS đến từ 7 xã trên địa bàn huyện Phong Thổ.
Thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới tại 4 ấp của xã Lương Nghĩa và 2 ấp của xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ.
Từ ngày 01/01/2024 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 bắt đầu có hiệu lực. Việc áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu mới để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719 cũng khiến cho các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Các gói mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phải thực hiện đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia nên mất nhiều thời gian hơn... làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình và tiến độ giải ngân vốn. Nhiều dự án còn nhiều vướng mắc bất cập, chưa thể triển khai thực hiện dẫn đến tiến độ giải ngân của Chương trình chưa đạt mục tiêu theo kế hoạch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn gặp những khó khăn vướng mắc. Để kịp thời đưa chính sách đến với người dân, tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu bảo đảm chất lượng và tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án từ Chương trình.
Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), ngày 18/01/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nghị quyết được đánh giá sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành triển khai, các địa phương vẫn tiếp tục gặp lúng túng, trong đó việc áp dụng cơ chế đặc thù vẫn chưa thực sự được vận hành thông thoáng, là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ giải ngân vẫn còn chưa theo kịp kế hoạch đề ra.
Tỉnh Lai Châu đã và đang thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS và miền núi. Nổi bật những năm gần đây là triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719)… Chương trình có 10 Dự án, với nhiều tiểu dự án, nội dung thành phần được triển khai thực hiện đang phát huy hiệu quả, từng bước giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS và đạt được một số kết quả bước đầu. Đặc biệt, với nguồn lực từ Dự án 6, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Nam kỳ vọng văn hóa sẽ tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.
Xác định chất lượng dân số là một trong những yếu tố hàng đầu, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2024, kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh là trên 645 tỷ đồng để thực hiện 10 dự án thành phần thuộc chương trình.
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, đời sống của đại bộ phân dân cư trong năm 2023 đã được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tiếp tục giảm. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống của người dân thì nhiều chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cần cải thiện, nhất là chỉ số “Việc làm”.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, vùng đồng bào DTTS huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) đã có nhiều thay đổi tích cực. Với việc đầu từ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở, nước sinh hoạt…, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Nam Đông hiện nay còn 18%...